Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thông tin báo chí phản ánh
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo liên quan đến thông tin báo chí phản ánh về việc rất ít doanh nghiệp trong nước được hưởng chính sách ưu đãi; lựa chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Nghị định thanh toán BT...
Xử lý phản ánh rất ít doanh nghiệp trong nước được hưởng chính sách ưu đãi
Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Trương Thị Chí Bình cho biết, sau 4 năm thực hiện Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, rất ít doanh nghiệp trong nước được hưởng chính sách ưu đãi.
Đến hết năm 2018, có 25 doanh nghiệp nộp hồ sơ xin hỗ trợ và 20 doanh nghiệp đủ điều kiện, trong đó chỉ có 4 doanh nghiệp nội, còn lại là doanh nghiệp FDI...
Đến nay đã có 55 hồ sơ xin xác nhận và có 37 hồ sơ doanh nghiệp được xác nhận đủ điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi; tuy nhiên chỉ có 3 - 5 doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện.
Với các công ty trong nước, ngay từ khâu xin xác nhận đủ điều kiện là doanh nghiệp hỗ trợ đã rất khó khăn, mệt mỏi.
Trong khi đó, đa số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là công ty nhỏ thế nhưng chính sách ưu đãi thuế, đất đai bao giờ cũng muốn dành cho dự án lớn, hoành tráng để tạo tiếng vang cho địa phương nên doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận.
Rất nhiều doanh nghiệp nội khi được hỏi thì đều nói không biết có chính sách ưu đãi hỗ trợ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã chuyển thông tin nêu trên đến các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để xem xét, xử lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Xử lý thông tin báo nêu về lựa chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Về thông tin báo nêu: "Doanh nghiệp Việt xây cao tốc Bắc - Nam: Vốn ở đâu và làm sao tránh nạn "sân trước sân sau" và "Không để doanh nghiệp trong nước vì tư lợi "ôm" doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu làm cao tốc Bắc - Nam", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông Vận tải nguyên cứu và xử lý.
Nghiên cứu phản ánh "Nghị định thanh toán BT, chưa thực hiện đã thấy bất cập"
Theo phản ánh "Nghị định thanh toán BT, chưa thực hiện đã thấy bất cập": Nghị định 69/2019/NĐ-CP quy định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 đến nay dù chưa thực hiện nhưng đối chiếu với các quy định của Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công... đã thấy nhiều bất cập và có thể bị vướng mắc khi thực hiện.
Nghị định chưa tạo được khung pháp lý cụ thể để thực hiện quy định Nhà nước sử dụng "tiền thuộc ngân sách Nhà nước" thanh toán dự án BT.
Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ giữa quy định về khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất (theo Luật Đất đai); và quy định sử dụng quỹ đất để thanh toán dự án BT (theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công).
Hơn nữa, rất khó để đảm bảo nguyên tắc ngang giá khi Nhà nước sử dụng quỹ đất để thanh toán dự án BT, theo kiểu vật đổi vật, hàng đổi hàng, mà lẽ ra phải dùng tiền để thanh toán dự án BT, mua lại công trình BT theo kiểu “hàng - tiền”.
Trong vai trò bên mua, Nhà nước thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, để mua công trình BT với giá hợp lý nhất (cùng đạt chuẩn chất lượng nhưng có giá thấp nhất).
Trong vai trò bên bán, Nhà nước cần phải thực hiện đấu thầu hoặc đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT, thì mới đảm bảo bán đúng giá thị trường, để lựa chọn nhà đầu tư dự án khác...
Pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT nhưng không quy định đồng thời thực hiện đấu giá quỹ đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất mà lại sử dụng quỹ đất thanh toán dự án BT.
Quy định này đã trái với quy định đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, Luật Nhà ở.
Với cách làm này, thực chất là chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án khác không qua đấu giá, đấu thầu, có thể dẫn đến làm thất thoát tài sản công và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước...
Về phản ánh trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Xử lý phản ánh "tuân thủ quy định kém, nông sản xuất khẩu nhận điểm trừ"
Về phản ánh "Nông sản xuất khẩu không được thông quan, bị trả về xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây, chủ yếu do mắc lỗi ở khâu sơ chế, chế biến, sản xuất, không tuân thủ quy định của nhà nhập khẩu.
Thực tế do tính tuân thủ kém, thiếu chuyên nghiệp của các nhà xuất khẩu đã khiến nhiều lần nông sản Việt không được thông quan. Việt Nam là nước có tỷ lệ hàng bị trả lại hoặc phải xử lý lại khá cao", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nghiên cứu và xử lý thông tin nêu trên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hủy đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc - Nam: Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?
17:12' - 26/09/2019
Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định hủy đấu thầu quốc tế đối với 8 dự án PPP (hợp tác công tư) cao tốc Bắc - Nam vì lý do số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển ít, tính cạnh tranh không cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế chọn NĐT cao tốc Bắc - Nam
15:53' - 24/09/2019
Chiều 24/9, Bộ Giao thông Vận tải phát đi thông cáo báo chí thông tin về lựa chọn nhà đầu tư cao tốc Bắc – Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao: Chọn tốc độ hay hiệu quả?
18:53' - 19/07/2019
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nếu được đầu tư sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11'
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01'
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với ba tỉnh về Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính
15:17'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông về thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm chi trả tiền cho người dân có nhà cửa hư hỏng do thi công cao tốc Bắc – Nam
14:21'
Đến nay các dự án cao tốc đã thông xe, nhưng người dân vẫn chưa nhận được các khoản hỗ trợ này để sửa sang lại nhà cửa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long họp về việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
14:02'
Về phân cấp thẩm quyền, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phân cấp nhiều hơn cho địa phương, thủ tục nào giữ lại cấp Bộ thì cần nêu rõ lý do.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ, đưa dự án đường Vành đai 4 về đích
13:57'
Các cơ quan chức năng đang tích cực giải phóng mặt bằng ở những thửa cuối cùng, đẩy nhanh tiến độ thi công, nỗ lực đưa dự án về đích đúng hẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
12:00'
Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch hợp tác của PowerChina với các đối tác Việt Nam; bày tỏ ủng hộ chủ trương đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của Tập đoàn trong lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn: Không để hình thành điểm nóng phức tạp trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
11:22'
Tỉnh Lạng Sơn có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc).