“Chìa khóa” để Canada vượt qua thời kỳ bất ổn kinh tế

05:30' - 25/03/2023
BNEWS Sự sụp đổ của một vài ngân hàng Mỹ và ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) mới đây như một lời nhắc nhở rằng có rất nhiều điều chúng ta không biết ngay bây giờ.

Stephen Poloz - cố vấn đặc biệt tại hãng luật doanh nghiệp hàng đầu Canada Osler, Hoskin & Harcourt, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Thời đại tiếp theo của sự không chắc chắn” và là cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada - đã có bài viết phân tích về tình trạng lạm phát hiện nay và cách thức để vượt qua ở Canada như sau:


Sự sụp đổ của một vài ngân hàng Mỹ và ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) mới đây như một lời nhắc nhở rằng có rất nhiều điều chúng ta không biết ngay bây giờ. Bảng cân đối kế toán ngân hàng luôn có sự suy giảm khi lãi suất tăng, hệ quả của việc thắt chặt tín dụng là một phần của các hành động gây chậm lại của các ngân hàng trung ương.
Báo cáo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2022 của Canada cho thấy tăng trưởng chung của nền kinh tế không đổi, hoạt động kinh doanh yếu hơn dự kiến và đầu tư nhà ở giảm ba quý liên tiếp; chi tiêu tiêu dùng tăng lên, nhưng nhận được sự hỗ trợ từ các điều chỉnh của Chính phủ đối với khoản giảm giá thuế liên bang (GST) và an sinh tuổi già. Tất cả điều này cho thấy rằng lãi suất cao hơn đang tác động nhanh hơn so với dự đoán, có lẽ do mức nợ hộ gia đình tăng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp lịch sử, với hàng nghìn việc làm mới vẫn được tạo ra, điều này dường như không phù hợp. Những mâu thuẫn này làm cho triển vọng lạm phát không chắc chắn, nhưng nó đã giảm nhanh hơn dự báo của các nhà kinh tế.
Lạm phát phụ thuộc vào cả cung và cầu, khi thị trường tìm thấy mức giá mà cả hai bằng nhau. Nếu nhu cầu tăng đột ngột, giá tăng và chúng ta có áp lực lạm phát thông thường. Nhưng nếu nguồn cung đột ngột giảm, thì giá cũng tăng theo. Sự nhầm lẫn thực sự đối với các nhà dự báo kinh tế xảy ra khi nguồn cung đột ngột cải thiện, khi đó chúng ta có thể đồng thời đạt được tăng trưởng kinh tế vững chắc, tạo việc làm và giảm lạm phát.
Hầu hết thời gian, nguồn cung chỉ là một quá trình ổn định được nuôi dưỡng bởi sự tăng trưởng của lực lượng lao động, đầu tư kinh doanh và năng suất. Nhưng điều đó đơn giản đã không xảy ra trong ba năm qua, vốn bị chi phối bởi những cú sốc nguồn cung. Việc đóng cửa do đại dịch COVID-19 vào mùa Xuân năm 2020 đã cắt giảm nguồn cung kinh tế gần 20% ở Canada. Vào mùa Thu, nền kinh tế đã trở lại mức 97% đến 98% bình thường. Nhưng việc ngừng hoạt động lẻ tẻ ở các thị trường như Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã tạo ra tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng và tắc nghẽn hậu cần trong suốt năm 2021 và sang năm 2022. Sau đó, hành động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và phân bón toàn cầu, cả trực tiếp và thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt sau đó. Hơn nữa, Canada đã trải qua lũ lụt, lốc xoáy vùng cực, cúm gia cầm và bây giờ là bệnh vàng lá gân xanh, tất cả những cú sốc về nguồn cung nằm ngoài kinh nghiệm bình thường.
Những cú sốc nguồn cung đó góp phần vào sự gia tăng lạm phát đã trải qua trên khắp thế giới trong năm qua. Áp lực về nhu cầu cũng đóng một vai trò nào đó - sự phục hồi nhanh chóng ngoài mong đợi của nền kinh tế sau đại dịch và quá trình tái chuẩn hóa lãi suất bị trì hoãn đã tạo điều kiện cho lạm phát vượt mức ngoài những cú sốc về nguồn cung. Nhưng giờ đây, hầu hết các quốc gia đang chứng kiến lạm phát giảm khi những hạn chế về nguồn cung đó tiêu tan. Một số giá đã thực sự giảm, chẳng hạn như giá năng lượng và phân bón; giá lương thực sẽ mất nhiều thời gian hơn để giảm bớt, bởi vì nhiên liệu và phân bón là đầu vào cho sản xuất lương thực và phải mất nhiều tháng để giá đầu vào thấp hơn xuất hiện tại cửa hàng tạp hóa.
Tỷ lệ lạm phát của Canada là 5,2% trong tháng 2/2023 – một lần nữa, thấp hơn dự kiến – bao gồm mức tăng 4% trong khoảng thời gian từ tháng 2-8/2022 (do ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine) và mức tăng 1,2% sau đó. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát của Canada sẽ tiếp tục giảm trong sáu tháng tới, trừ khi có một số cú sốc nguồn cung mới phá vỡ xu hướng này. Các diễn biến về phía cầu đang hoạt động theo cùng một hướng: Sự bất ổn lan rộng xung quanh sức khỏe của hệ thống tài chính toàn cầu và sự suy yếu liên quan đến chứng khoán đang thắt chặt các điều kiện tài chính hơn nữa, đồng thời làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Một nơi mà nguồn cung vẫn còn eo hẹp là thị trường lao động, và đây là nguồn gốc chính của sự nhầm lẫn ngày nay. Do dân số già của chúng ta, nguồn tăng trưởng ròng duy nhất của chúng ta về nguồn cung lao động là nhập cư, vốn đã chậm lại đáng kể trong thời kỳ đại dịch. Nhưng lực lượng lao động đã tăng thêm 454.000 người trong năm qua. Điều này phần lớn là do sự gia tăng nhập cư, nhưng cũng do sự tham gia ngày càng tăng của các bậc cha mẹ vào lực lượng lao động với khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em được cải thiện và bởi một lượng lớn người cao tuổi. Khi một công nhân mới gia nhập lực lượng lao động, họ thường bổ sung nhiều hơn cho cung hơn là cho cầu. Nói cách khác, tăng trưởng việc làm, thu nhập và GDP không phải lúc nào cũng là dấu hiệu báo trước lạm phát cao hơn; trên thực tế, ít nhất chúng cũng có khả năng khử lạm phát.
Sự pha trộn bất thường giữa các cú sốc cung và cầu này dễ gây nhầm lẫn cho các nhà dự báo kinh tế. Thúc đẩy tăng trưởng do nguồn cung là một cách dễ dàng để phòng ngừa rủi ro sai lầm, đồng thời làm tăng đáng kể khả năng hạ cánh mềm khi lạm phát giảm. Các chính sách tăng cường nguồn cung khác sẽ bao gồm việc cấp phép nhanh hơn, đầu tư vào năng lực cảng và đường sắt nhiều hơn, đồng thời hài hòa hóa các quy định liên tỉnh./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục