"Chìa khóa" phát triển năng lượng xanh ở khu vực ASEAN
Tiến độ đang diễn ra nhanh chóng - Việt Nam đã phê duyệt các dự án phong điện mới với tổng công suất hơn 11 gigawatt (GW) và Thái Lan cũng đang phát triển năng lượng Mặt Trời ngoài khơi công suất 2,7 GW.
Mặc dù đây là những bước đầu tiên quan trọng, nhưng chúng vẫn chưa đủ để tối đa hóa lợi ích tiềm năng của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo. Để đạt được mục tiêu khử carbon trong toàn bộ hệ thống năng lượng, các nước ASEAN sẽ cần phối hợp với nhau, xây dựng lòng tin cũng như đối thoại.Chiến lược Trung tâm năng lượng 4.0 mới của Thái Lan có tiềm năng mở rộng kết nối truyền tải điện khắp Đông Nam Á và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc buôn bán điện carbon thấp và hiệu quả hơn giữa các nước trong khu vực. Nhưng để triển khai một lưới điện ASEAN tích hợp hơn, thì việc dự báo và tín dụng tốt hơn cũng như phát triển các công nghệ mới là điều cần thiết.Một nghiên cứu về khả năng sẵn sàng cho năng lượng tái tạo trên toàn khu vực nêu rõ những thách thức và cơ hội trong việc đạt được mạng lưới tích hợp năng lượng tái tạo giữa các quốc gia ASEAN. Dự báo năng lượng tái tạo tập trung và phân tích dữ liệu là rất quan trọng để tích hợp điện Mặt Trời và phong điện ở quy mô lớn nhưng nhiều quốc gia thiếu các dự báo cần thiết để đảm bảo vận hành lưới điện thông suốt.Cải thiện các thị trường và các hệ thống là cần thiết do khả năng điều chuyển đa dạng từ Lào đến Singapore. Các quốc gia đang nhanh chóng mở rộng công suất - Việt Nam gần đây đã vượt qua Thái Lan, Philippines và Malaysia về tổng công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời.Các khoản đầu tư phù hợp với các mục tiêu khử carbon này nhưng để đưa các công nghệ này vào hoạt động, cần phải có sự đầu tư phối hợp để tạo điều kiện cho các công nghệ như hệ thống lưu trữ, truyền tải, dự báo và tín dụng năng lượng.
Một rào cản là khu vực thiếu các trung tâm nghiên cứu siêu máy tính có thể dự báo và tối ưu hóa các hệ thống điện mới. Đầu tư, đào tạo và chia sẻ kiến thức toàn cầu có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.Phát triển một hệ thống tín chỉ để xác minh và xác nhận điện carbon thấp có thể giúp phân biệt giữa các nhà máy nhiệt điện than đe dọa môi trường, phát triển đập thủy điện trên dòng chính và các nguồn điện carbon thấp lành tính hơn. Nó cũng có thể giúp thiết lập các mã và tiêu chuẩn lưới điện cho các quốc gia giúp tăng khả năng sử dụng điện tái tạo và giảm chi phí tích hợp. Các quốc gia có lưới điện đang phát triển nhưng thiếu công suất truyền tải quy mô lớn có thể trao đổi điện carbon thấp với các quốc gia có nhu cầu lớn hơn. Một ví dụ là hiệp định thương mại về phong điện với tổng công suất 600 MW giữa Lào và Việt Nam.Một hệ thống tín dụng phù hợp cũng có thể ngăn cản các dự án quy mô lớn như đập Pak Beng với công suất 912 MW, một dự án đe dọa sức khỏe dòng sông và ngăn cản việc sản xuất điện với chi phí thấp nhất từ năng lượng Mặt Trời và gió tham gia vào các hiệp định thương mại điện được đàm phán trước.Hệ thống này có thể thưởng cho các dự án giảm lượng khí thải carbon. Ví dụ, thỏa thuận thương mại điện với công suất 100 MW của Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore - được thiết lập để bắt đầu vào năm 2022 - thể hiện một mô hình cho việc phát triển mở rộng mạng lưới điện toàn ASEAN hơn nữa, nhưng chỉ khi mức giảm carbon của nó được tính toán và xác nhận.
Nếu hydro xanh trở thành một phần của chiến lược loại bỏ nhiên liệu hóa thạch ở Đông Nam Á, việc xác minh cũng sẽ rất quan trọng đối với việc giám sát phát thải khí nhà kính liên quan đến sản xuất hydro xanh. Điều này có thể xảy ra dưới dạng các đánh giá vòng đời được tiêu chuẩn hóa và các quy trình chứng nhận tương tự như các quy trình được sử dụng để chứng nhận nhiên liệu sinh học về mức độ tương đương phát thải khí nhà kính của chúng.Hydro xanh có thể giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ khí tự nhiên, được nhiều nước ASEAN nhập khẩu. Các quốc gia trong khu vực có thể sử dụng điện để xây dựng các công nghệ điện phân mới phục vụ nhu cầu năng lượng công nghiệp trong khi ngành điện của họ giảm lượng phát thải carbon. Điều này có thể cho phép sản xuất năng lượng nội địa hóa nhiều hơn trong khi xây dựng thêm cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.Trong khi việc tài trợ cho các nhà máy điện than mới ở Đông Nam Á vẫn chưa có khả năng xảy ra, tình hình kinh tế hiện nay đang thúc đẩy các nhà máy nhiệt điện than thay thế các nhà máy điện tái tạo trên lưới điện.Để hấp thụ năng lượng tái tạo nhiều hơn, cần có nhiều quy hoạch hệ thống điện dựa trên nhu cầu thị trường hơn. Hạn chế sản lượng phát điện từ than hoặc đẩy nhanh việc ngừng sử dụng than sớm có thể thúc đẩy các mục tiêu về điện carbon thấp trên toàn khu vực nhưng điều này vẫn chưa được xem xét một cách nghiêm túc.
Từ quan điểm hoạch định kế hoạch quốc tế, hợp tác là chìa khóa để đạt được những mục tiêu này. Cần có sự phối hợp giữa các ngành để tránh các thảm họa sinh thái do phụ thuộc vào thủy điện và hậu quả là mất nguồn nước. Nâng cao năng lực lưu trữ năng lượng pin và sử dụng xe điện cũng có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Nhưng sự phối hợp về lưu trữ năng lượng và truyền tải hệ thống điện sẽ là điều cần thiết để phát triển mạng lưới điện carbon thấp trên khắp Đông Nam Á./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
"Mở khóa" tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của châu Á
21:57' - 15/06/2022
Chiều 15/6, báo Việt Nam News (Thông tấn xã Việt Nam) đã phối hợp với tờ The Statesman và Korea Herald tổ chức Tọa đàm trực tuyến “Châu Á: Châu lục Năng lượng Tái tạo”.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA dự báo năng lượng tái tạo tăng kỷ lục trong năm 2022
15:21' - 11/05/2022
IEA cho biết năng lượng Mặt Trời sẽ chiếm 60% trong tăng trưởng điện tái tạo trong năm 2022, vượt năng lượng gió và thủy điện.
-
Chuyển động DN
Samsung sẽ gia nhập sáng kiến sử dụng 100% năng lượng tái tạo
14:49' - 27/04/2022
Một nguồn thạo tin cho biết công ty Samsung Electronics dự kiến trong tháng 5 tới sẽ gia nhập một nhóm các tập đoàn toàn cầu cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch điện VIII: Tăng cơ cấu năng lượng tái tạo
19:53' - 26/04/2022
Ngày 26/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Giấc mơ” tiết kiệm cho nước Mỹ của tỷ phú Elon Musk
06:30' - 10/11/2024
Sự “thiên vị” của người giàu nhất hành tinh và là người đứng đầu mạng xã hội có ảnh hưởng toàn cầu là đòn bẩy vô giá trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Le Monde: Rủi ro lớn trong “bức tranh hạnh phúc” của nước Mỹ
05:30' - 10/11/2024
Trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong điều kiện tốt như hiện nay, câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có thể giữ được như vậy sau khi ông chính thức quay lại Nhà Trắng hay không.
-
Phân tích - Dự báo
Các tập đoàn lớn đã trốn thuế thế nào?
06:30' - 09/11/2024
"Báo cáo minh bạch thuế doanh nghiệp thường niên" tiết lộ rất ít về hoạt động thuế của các tổ chức đa quốc gia. Câu hỏi đặt ra vẫn là các công ty và đơn vị thuế đang yêu cầu khấu trừ những gì.
-
Phân tích - Dự báo
Công nghiệp ô tô Đức trong cơn khủng hoảng
05:30' - 09/11/2024
3/10 nhà máy ở Đức đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và hàng chục nghìn nhân viên có nguy cơ mất việc làm. Những người được tiếp tục làm việc sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm lương đáng kể.
-
Phân tích - Dự báo
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động thế nào tới kinh tế Việt Nam?
18:32' - 08/11/2024
Theo các chuyên gia, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Phân tích - Dự báo
Thấy gì từ việc Indonesia cấm bán iPhone 16?
06:30' - 08/11/2024
Những quy định quá nặng nề có thể ngăn cản đầu tư nước ngoài, làm suy yếu sự phát triển kinh tế mà quốc gia Đông Nam Á này mong muốn đạt được.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai tiến trình phi USD hoá
05:30' - 08/11/2024
Vai trò của đồng USD vẫn sẽ khá quan trọng trong tương lai, mặc dù một số quốc gia và khối thương mại đã bắt đầu không coi đây là một phương tiện thanh toán cho xuất nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành năng lượng toàn cầu lo ngại bất ổn Trung Đông
06:30' - 07/11/2024
Các nhà lãnh đạo trong ngành năng lượng bày tỏ lo ngại về những căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng như tác động tiềm tàng của chúng đối với nguồn cung dầu từ khu vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đức “khập khiễng” thoát được nguy cơ suy thoái
05:30' - 07/11/2024
Tuy tránh được suy thoái kỹ thuật, nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức trong quý II/2024 lại bị điều chỉnh với mức sụt giảm lớn hơn là 0,3%, cao hơn so với mức dự báo giảm 0,1% đưa ra trước đó.