Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
Giới thiệu về Halal và tiềm năng cũng như cơ hội phát triển các sản phẩm Halal, ông Ramlan Bin Osman - Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT) - Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình từ 6% đến 7% mỗi năm, cho thấy nền kinh tế nội địa vững mạnh với tiềm năng cao.
Việt Nam còn sở hữu nguồn nguyên liệu thô tiềm năng dồi dào cho ngành Halal, bao gồm cà phê, gạo, hải sản, sản phẩm nuôi trồng thủy sản, gia vị, các loại hạt, rau củ và trái cây, cho thấy khả năng lớn trong việc sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã được công nhận là một trong những điểm đến du lịch quốc tế hàng đầu vào năm 2018. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ lưu trú, bao gồm nhà hàng Halal và dịch vụ ăn uống.“Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn”, ông Ramlan Bin Osman.Thông tin về tình hình thương mại, cập nhật những chính sách mới của Malaysia đối với hàng xuất khẩu Việt Nam tại hội nghị, ông Lê Phú Cường cho biết, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Malaysia trong tháng 2 năm 2025 đạt 2,1 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 751,8 triệu USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,4 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2024.
“Do kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu nên cán cân thương mại bị thâm hụt 631,2 tỷ USD, giảm 12,4% so với cùng kỳ, về giá trị tuyệt đối mức thâm hụt cán cân thương mại bằng 84% so với giá trị xuất khẩu và giảm 89 triệu USD so với năm trước”, ông Lê Phú Cường thông tin.Bên cạnh rào cản kỹ thuật, hàng hóa Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ các nước trong khu vực đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Malaysia như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Các quốc gia này có ưu thế về sản phẩm phong phú, mẫu mã đa dạng, hệ thống phân phối rộng khắp và đặc biệt là sự am hiểu sâu sắc thị trường tiêu dùng Hồi giáo.
Ngoài ra, một thách thức khác mà nhiều doanh nghiệp Việt đang gặp phải là việc thiếu nghiên cứu và điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng địa phương. Ví dụ, nhiều sản phẩm thực phẩm như bún, miến, mì… dù tương đồng với khẩu vị người Malaysia nhưng lại chưa được đặt tên theo cách người tiêu dùng dễ hiểu, chưa sử dụng ngôn ngữ bản địa trên bao bì nhãn mác. Điều này khiến cho sản phẩm Việt khó tiếp cận người tiêu dùng phổ thông, đặc biệt là trong các kênh bán lẻ hiện đại.Trước thực trạng đó, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia đã chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động kết nối doanh nghiệp nhập khẩu lớn như NSK Trade City, Mydin, Ecoshop, Berjaya Food, LS Sales and Marketing Sdn, Bhd, Tian An Sdn, Bhd, Daiana Sdn, Bhd, Singlong Sdn, Bhd, Oval Spring Sdn, Bhd… với các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các hội chợ quốc tế lớn như Vietnam Foodexpo, Vietnam Expo, Sourcing Expo, MIHAS, FDM, MIFB, Selangor Summit…Thương vụ cũng đã tổ chức làm việc trực tiếp giữa các nhà nhập khẩu Malaysia với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Masan Consumer, TH Group, Vinamilk, T&T Group, Hương Sen Group…, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt mở rộng thị phần tại Malaysia.Mặt khác, Thương vụ cũng khuyến nghị doanh nghiệp Việt nên chủ động tìm hiểu các tiêu chuẩn chứng nhận Halal được công nhận tại Malaysia; trong đó, chứng nhận Halal do Trung tâm chứng nhận Halal Việt Nam (HCA) cấp, hiện đã được cơ quan Hồi giáo Malaysia (JAKIM) công nhận. Ngoài HCA, còn có các tổ chức khác được công nhận và doanh nghiệp có thể lựa chọn để tối ưu chi phí, thời gian.Để hàng Việt có thể trụ vững và mở rộng thị phần tại thị trường Halal, đại diện Thương vụ Malaysia khuyến nghị, doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược dài hạn, đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với văn hóa bản địa, đồng thời chú trọng xây dựng thương hiệu thông qua các kênh xúc tiến thương mại chuyên nghiệp.Tin liên quan
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30' - 02/04/2025
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17'
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.