Chiến lược dài hạn và khung pháp lý cho cao tốc
Mạng lưới giao thông đường bộ của Nhật Bản được phát triển kể từ khi quốc gia này bắt đầu quá trình công nghiệp hóa vào cuối thế kỷ 19, đặc biệt là trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi đất nước này có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Cho đến nay, Nhật Bản nổi tiếng với mạng lưới đường bộ được đánh giá là thuận tiện bậc nhất thế giới, trong đó phải kể đến hệ thống đường cao tốc có độ dài hàng chục nghìn km trên khắp đất nước.
*Khung pháp lý vững chắcTrong giai đoạn công nghiệp hóa đầu tiên dưới thời Meiji, Đạo luật Đường bộ đầu tiên được phê duyệt vào năm 1896 và các tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành vào năm tiếp đó.
Quy hoạch không gian và khu vực trên toàn quốc của Nhật Bản chính thức được đặt tên là Kế hoạch phát triển chung quốc gia trong thời kỳ hậu chiến, thường được gọi tắt là Zenso. Kế hoạch này, được quy định trong Đạo luật Phát triển Đất đai Quốc gia, bắt đầu vào năm 1950, và cho đến năm 1998, năm Zenso đã được chính thức phê duyệt với thời hạn khoảng 10 năm.
Một kế hoạch mới được đưa ra vào năm 2005 và Kế hoạch hình thành đất quốc gia (NLFP) đã thay thế vai trò của Zenso. Trọng tâm chính thức được chuyển từ tăng trưởng về số lượng sang cải tiến về chất lượng. NLFP thứ nhất và thứ hai lần lượt được phê duyệt vào năm 2008 và năm 2015.
Zenso thường nêu lên các mục tiêu chung về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, trên thực tế đóng vai trò như một quy hoạch tổng thể về giao thông vận tải. Zenso xác định các tuyến đường hoặc vị trí của các tuyến đường sắt tốc độ cao và thông thường, đường cao tốc, cảng và sân bay quan trọng sẽ được xây dựng hoặc nâng cấp trong vòng 10 năm tiếp theo. Việc lập kế hoạch chi tiết hơn được thực hiện cho từng phương thức vận tải.*Công cụ phát triển công nghiệpTheo đánh giá của chuyên gia, mạng lưới đường cao tốc của Nhật Bản được phát triển hiệu quả, là công cụ đắc lực để phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước. Đây rõ ràng là kết quả của một quy trình quy hoạch có tầm nhìn chiến lược dài hạn với sự hỗ trợ của khung pháp lý được soạn thảo chi tiết và toàn diện ngay từ những ngày đầu lên kế hoạch xây dựng đường cao tốc.
Khái niệm “đường cao tốc” lần đầu tiên xuất hiện trong một tài liệu của chính phủ vào năm 1943 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Bộ Nội vụ, cơ quan chịu trách nhiệm về đường bộ thời điểm đó, công bố Quy hoạch đường cao tốc ô tô quốc gia dài 5.490 km. Mặc dù một số nghiên cứu tiền khả thi đã được thực hiện nhưng kế hoạch đã bị hủy vào năm sau đó.Quy hoạch trong thời kỳ hậu chiến đã được đưa vào kế hoạch lập pháp theo Đạo luật xây dựng đường cao tốc để phát triển đất đai Quốc gia năm 1957. Mục tiêu của đạo luật này được xác định là mở các tuyến đường cao tốc trên khắp đất nước, thúc đẩy xây dựng các khu đô thị và công nghiệp mới.Mạng lưới đường cao tốc mới trên toàn quốc cho phép phát triển toàn diện đất nước, thúc đẩy các ngành công nghiệp đổi mới, mở rộng lĩnh vực đời sống của người dân và là cơ sở tất yếu cho sự phát triển công nghiệp.
Theo công ty thống kê Statista của Đức, tính đến tháng 3/2021, chiều dài đường cao tốc cấp quốc gia ở Nhật Bản lên tới khoảng 9.100 km, tăng so với khoảng 9.080 km của năm 2020. Đường cao tốc quốc gia ở Nhật Bản thường là đường thu phí do các công ty NEXCO điều hành, mỗi công ty phụ trách một khu vực hoặc một khu đô thị.
Đối với đường cao tốc, Chính phủ Nhật Bản đều có các kế hoạch cũng như khuôn khổ tài chính trung hạn và dài hạn toàn diện. Đường cao tốc có các Quy hoạch cơ sở và Kế hoạch phát triển mở rộng được quy định bởi khung pháp lý được chỉ định cho từng loại đường hay nói cách khác có kế hoạch quy hoạch dài hạn chặt chẽ.
Mức độ vững chắc khác nhau của kế hoạch quy hoạch như vậy có thể được chứng minh và kiểm tra trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng, khi cần lập kế hoạch tái thiết nhanh chóng. Điều này thể hiện rõ trong trường hợp xảy ra thiên tai.
*Vai trò trong thảm họa
Trận động đất tháng 3/2011 ở vùng Đông Bắc, cùng với sóng thần và sự cố rò rỉ của các lò phản ứng hạt nhân Fukushima sau đó đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với cơ sở hạ tầng giao thông trong lịch sử hiện đại của Nhật Bản.
Khu vực bị thiệt hại nghiêm trọng nhất là các tỉnh Fukushima, Miyagi và Iwate, còn gọi hành lang giao thông trên đất liền, cùng với các thành phố và khu định cư dọc theo hành lang này.
Trong khi các hư hại đối với hệ thống đường sắt nghiêm trọng hơn và tốn nhiều thời gian để phục hồi thì các tuyến đường cao tốc không bị hư hại nhiều và được nối lại giao thông một cách nhanh chóng. Đường cao tốc có thể được sửa chữa nhanh hơn nhiều so với các hạng mục cơ sở hạ tầng khác do đặc tính kỹ thuật, nhờ đó có thể phục vụ các phương tiện khẩn cấp cũng như sớm nối lại giao thông thông thường.
Nhiều tuyến đường chính (đường cao tốc, quốc lộ và đường tỉnh) đã được giải tỏa và sửa chữa ngay sau khi bị thiệt hại do động đất-sóng thần, với một số trường hợp ngoại lệ bị hư hại do lở đất nghiêm trọng hoặc sập cầu sau động đất, sóng thần. Các đường cao tốc không bị hư hại nghiêm trọng vì hầu hết được xây dựng tránh trung tâm các thành phố và khu định cư hiện có. Tất cả các đường cao tốc đã được mở cho các phương tiện khẩn cấp trong vòng vài ngày và cho giao thông thông thường trong vòng vài tuần.
Hơn nữa, nhiều đoạn đường cao tốc đã được xây dựng sau thảm họa năm 2011. Đặc biệt, tất cả các phần bị mất trong thảm họa đã được khởi công với tư cách là dự án xây dựng trong tháng 11/2011 (chỉ 10 tháng sau trận động đất).
Việc xây dựng đường cao tốc rõ ràng được thúc đẩy sau thảm họa cùng với sự trợ giúp hình thành các kế hoạch dài hạn đã có trước đó. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là những đường cao tốc này sẽ không được xây dựng nếu không có thảm họa. Cần phải hiểu rằng thảm họa thiên nhiên đã đẩy nhanh việc hoàn thành các đường cao tốc vốn được Zenso dự tính trước đó trong khu vực.
Trận động đất năm 2011 là một thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng đòi hỏi phải lập kế hoạch và tổ chức lại cơ sở hạ tầng giao thông một cách nhanh chóng. Đây là thời điểm chứng tỏ tính sẵn sàng và tính hiệu quả của các kế hoạch quy hoạch giao thông dài hạn cho các phương thức giao thông khác nhau.
Thiên tai đã có tác động đáng kể tới quy hoạch xây dựng đường cao tốc, đặc biệt là ở các khu vực cách xa các hành lang giao thông chính. Đường cao tốc được hỗ trợ bởi khung pháp lý với kế hoạch chi tiết và các quy trình lập kế hoạch chặt chẽ liên quan vì vậy thiên tai dường như là yếu tố đã thúc đẩy việc mở rộng đường cao tốc ở khu vực bị ảnh hưởng nhờ cơ chế mạnh mẽ này. Quyết định lấp đầy các mắt xích còn thiếu dọc hành lang được đưa ra khá nhanh chóng sau thảm họa./.
Bài cuối: Không chỉ tính đến hiệu quả ngắn hạn
- Từ khóa :
- cao tốc
- giao thông
- vận tải
- quốc lộ
- quy hoạch
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Báo cáo Thủ tướng về khả năng xây cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long
18:13' - 12/10/2023
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm vừa ký công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu xây dựng cầu cạn khi triển khai các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Tính toán cung ứng đủ cát và đúng quy định cho dự án cao tốc
16:11' - 12/10/2023
Trong bối cảnh cát đang khan hiếm, tỉnh Đồng Tháp nỗ lực tính toán cung ứng cát phục vụ thi công dự án cao tốc trong và ngoài tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việc mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái-Lào Cai quy mô 4 làn xe là cần thiết
13:07' - 12/10/2023
Sau gần 10 năm đưa vào khai thác, đoạn tuyến cao tốc Yên Bái-Lào Cai có quy mô phân kỳ đầu tư 2 làn xe đã bộc lộ nhiều bất cập; tốc độ khai thác thực tế trên đoạn tuyến thấp hơn thiết kế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách