Chiến lược hàng hải với kỳ vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế (Phần 2)
Việc chuyển hướng chi tiêu của chính phủ dành ưu tiên cho chi phí y tế và kinh tế để đối phó với COVID-19 có thể sẽ dẫn đến việc giảm các ngân sách hoạt động nhiều hơn trong tương lai gần. Do đó, cần tìm ra những biện pháp khác để cải thiện khả năng bảo vệ bờ biển bởi Hải quân khó có thể hoạt động ngoài khơi xa.
Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong các ưu tiên bởi một số lợi ích chiến lược và các khu vực quan trọng dễ bị tổn thương của Nam Phi nằm ở ngoài khơi và nước ngoài.
Chẳng hạn, sự hiện diện của Hải quân Nam Phi ở Mozambique Channel không chỉ đơn giản là chống cướp biển. Hầu như tất cả nguồn nhập khẩu dầu của Nam Phi được vận chuyển qua kênh này. Kể từ năm 2011, Nam Phi đã không ngừng triển khai lực lượng hải quân và không quân tại đây trong khuôn khổ Chiến dịch Copper - tuần tra chống cướp biển để ngăn chặn các cuộc tấn công vào các tàu chở hàng hóa kinh tế thiết yếu của nước này.
Trong hai tháng vừa qua, một tàu vẫn phải thả neo ở vùng biển ngoài khơi cảng Pemba và tỉnh Cabo Delgado phía Bắc Mozambique, do các quy định của Nam Phi về hạn chế đối với các hoạt động hải quân nhằm đối phó với COVID-19.
Tuy nhiên, Nam Phi có thể cần xem xét việc gửi tàu chiến đến khu vực Cabo Delgado để giúp ngăn chặn bạo lực lan từ đất liền sang các tuyến đường biển ở Mozambique Channel.
Điều này là do tình trạng bạo lực ngày càng xấu hơn ở tỉnh Cabo Delgado có thể dẫn đến trì hoãn việc khai trương, khai thác và xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mozambique. Các ngân hàng Nam Phi, trong đó có Standard Bank, và các tập đoàn năng lượng toàn cầu như Total SA đang đầu tư hàng tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp LNG, song các dự án đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng bạo lực gia tăng.
Nam Phi có khả năng ngày càng phụ thuộc vào các mỏ khí này để đảm bảo an ninh năng lượng. Transnet (tập đoàn nhà nước quản lý hệ thống đường sắt, cảng biển và các đường ống dẫn dầu khí) đang đề xuất kế hoạch xây dựng một kho lưu trữ và khu vực tái chế LNG trị giá hàng triệu USD tại cảng Richards Bay.
Khu vực tái chế LNG dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024 - cùng thời gian mà SASOL (tập đoàn nhà nước về hóa chất và năng lượng) dự kiến sẽ đối mặt với những hạn chế về nguồn cung tại các khu vực khai thác khí đốt Temane và Pande (Mozambique) đã đạt đỉnh.
Những nguồn nhập khẩu LNG mới này được kỳ vọng là sẽ không chỉ góp phần bù đắp do nguồn cung thiếu hụt trong tương lai, đó còn là an ninh năng lượng.
Những vấn đề nan giải về việc đảm bảo đầy đủ tuần tra ngoài khơi khó có thể được giải quyết chỉ bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng. Khoản nợ từ cuộc chiến với đại dịch COVID-19 có khả năng hạn chế chi tiêu của Nam Phi trong lĩnh vực an ninh hàng hải, có thể như việc đóng băng bất kỳ hoạt động mua lại vốn lớn nào.
Chiến lược an ninh hàng hải quốc gia phải cho thấy an ninh hàng hải không phải là một gánh nặng khác đối với nền kinh tế Nam Phi.
Theo Khung chiến lược trung hạn 2019-2024, Nam Phi dự định sẽ thực hiện bốn cuộc tuần tra ven biển/năm và đề xuất Cơ quan Quản lý biên giới thực hiện vai trò bảo vệ bờ biển. Chiến lược hàng hải cần làm rõ liệu điều này có thể đạt được hay không và nếu có thì bằng cách nào.
Những thách thức trong việc đối phó với COVID-19 trong năm 2020, thời điểm theo dự kiến trước đó Chiến lược hàng hải mới sẽ được hoàn thiện, sẽ đặt ra những yêu cầu mới với nhóm có liên quan đến xây dựng chiến lược Catch-22. Quá trình xây dựng chiến lược không thể vội vàng.
Nhóm xây dựng cần đề xuất được các phương tiện để đảm bảo một lĩnh vực hàng hải hiệu quả và an toàn, có thể đóng vai trò là điểm đỡ cho sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng trong tương lai của Nam Phi. Phải bắt đầu ngay từ bây giờ để xây dựng một chiến lược hàng hải tốt nhất có thể cho Nam Phi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Nam Phi ghi nhận ca nhiễm bệnh đầu tiên
21:09' - 05/03/2020
Bộ Y tế Nam Phi ngày 5/3 thông báo nước này đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (virus corona).
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi công bố kế hoạch thắt chặt chi tiêu công
11:31' - 27/02/2020
Bộ trưởng Tài chính Nam Phi Tito Mboweni ngày 26/2 đã công bố kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi chi 1 tỷ USD cứu South Africa Airways
08:18' - 27/02/2020
Chính phủ Nam Phi thông báo kế hoạch cứu trợ tài chính trị giá khoảng 1,07 tỷ USD đối với hãng hàng không quốc gia South Africa Airways (SAA).
-
Kinh tế Việt Nam
Nam Phi coi Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu tại Đông Nam Á
19:58' - 27/01/2020
Nam Phi coi Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55' - 26/06/2022
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31' - 26/06/2022
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41' - 26/06/2022
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14' - 26/06/2022
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Đức huy động 18.000 cảnh sát đảm bảo an ninh
10:08' - 26/06/2022
Để đảm bảo an toàn cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại lâu đài Elmau, miền Nam nước Đức, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát châm ngòi cho làn sóng lao động đòi tăng lương trên toàn cầu
07:45' - 26/06/2022
Trong bối cảnh chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt mà tốc độ tăng lương không theo kịp, lạm phát đang làm dấy lên làn sóng phản đối và đình công của công nhân trên khắp thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu thăm chính thức Hungary
07:45' - 26/06/2022
Ngày 25/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Budapest Liszt Ferenc, bắt đầu thăm Hungary theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội László Kövér.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công du châu Âu
21:58' - 25/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã rời Nhà Trắng lên đường tới châu Âu dự một loạt hội nghị quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy vì các cuộc đình công
20:55' - 25/06/2022
Các cuộc đình công của nhân viên hãng hàng không Ryanair và Brussels Airlines đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc đã buộc hàng chục chuyến bay ở châu Âu bị hủy trong ngày 24/6.