Chiến lược xoay trục sang Nhật Bản của Malaysia và tác động tới ASEAN
Sự đột phá của Malaysia trong việc xoay trục sang Nhật Bản có thể cung cấp cho các nước ASEAN một hình mẫu nhằm tránh sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc.
Kể từ khi ông Mahathir Mohamad trở lại nắm quyền vào tháng 5/2018, ông đã hướng đến cường quốc Nhật Bản, một nước được coi là đối tác ngày càng đáng tin cậy khi mà sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt.Khi nhậm chức, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên mà Thủ tướng Malaysia đến thăm và tìm kiếm mối quan hệ thân thiết với người đồng cấp Shinzo Abe, người đã cam kết tăng cường quan hệ với Nhật Bản và đưa ra lời đề nghị tới Nhật Bản để giúp Malaysia giảm bớt nợ nần và tăng cường đầu tư của Nhật Bản vào Malaysia.Sự tin tưởng mạnh mẽ của Nhật Bản vào ông Mahathir đã dẫn đến các gói hỗ trợ tài chính cho Malaysia, trong đó có trái phiếu Samurai. Trái phiếu trị giá 7,4 tỷ yen dự kiến sẽ được phát hành trước tháng Ba năm nay không những có khả năng giúp Malaysia giảm gánh nặng tài chính của chính phủ trước đó mà còn khích lệ các nhà đầu tư Nhật Bản quay lại Malaysia.Việc xoay trục hướng đến Nhật Bản của Malaysia diễn ra vào thời điểm thế giới có sự bất ổn, khi có xu hướng nghiêng về chủ nghĩa song phương và lảng tránh chủ nghĩa đa phương.Với sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, Tổng thống Donald Trump dường như đã đảo ngược quá trình toàn cầu hóa và đi theo chủ nghĩa bảo hộ.Tổng thống Trump đã đảo ngược tất cả các chính sách lớn của những người tiền nhiệm, đáng chú ý là việc rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ. Cách tiếp cận đơn phương của Mỹ cũng bắt đầu cho thấy sự căng thẳng đối với phần còn lại của thế giới.Với sự thay đổi căn bản trong thực tế địa chính trị trên thế giới các nhóm đa phương như ASEAN sẽ phải suy nghĩ lại về vai trò hiện tại của họ.Ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực dường như đã được gia tăng và vai trò trung tâm của ASEAN đang bị đe dọa. Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đang kéo Campuchia và Myanmar đến gần Trung Quốc hơn.Bằng cách tái định hình bối cảnh địa chính trị, các nước ASEAN đang theo đuổi các thỏa thuận đơn phương với Trung Quốc trước việc vai trò trung tâm của ASEAN đang gặp bất lợi. Bắc Kinh đang giải quyết trên cơ sở từng nước riêng lẻ của ASEAN, chính sách đang giúp Trung Quốc chinh phục toàn bộ vùng biển đang tranh chấp này đặt câu hỏi là vai trò của ASEAN sẽ như thế nào khi các thành viên tiếp tục củng cố các liên minh bên ngoài nhóm.Chính sách xoay về Nhật Bản của ông Mahathir có thể là câu trả lời cho câu hỏi hóc búa này. Đại sứ Nhật Bản tại Malaysia, Tiến sĩ Miyagawa, cho biết sự nhiệt tình của các ngành công nghiệp Nhật Bản trong việc tìm kiếm và mở rộng đầu tư vào Malaysia gần đây đã quay trở lại. Theo ông, các nhà đầu tư Nhật Bản có niềm tin đối với đối với sự minh bạch, công bằng và pháp quyền của chính phủ mới.Chiến lược hướng về phía Nhật Bản của Malaysia có thể tạo ra một khuôn mẫu cho các nước ASEAN học hỏi và do vậy vai trò trung tâm của ASEAN vẫn được giữ nguyên./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Malaysia chậm phê chuẩn Hiệp định CPTPP?
06:32' - 08/02/2019
Chính quyền mới được thành lập tại Malaysia sau cuộc Tổng tuyển cử lần thứ 14 vào tháng 5/2018 đã nhắc lại mối quan ngại về ảnh hưởng của CPTPP và kêu gọi xem xét lại tác động của hiệp định này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà thầu Trung Quốc đề nghị giảm mạnh chi phí xây dựng tuyến đường sắt của Malaysia
15:03' - 01/02/2019
Nhà thầu China Communications Construction Co Ltd đã đề nghị giảm một nửa khoản chi phí 67 tỷ ringgit (16,39 tỷ USD) cho việc xây dựng tuyến đường sắt.
-
DN cần biết
Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 12 của Việt Nam năm 2018
19:12' - 21/01/2019
Theo Thương vụ Việt Nam tại Malaysia, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Malaysia vào Việt Nam trong năm 2018 đạt 435,54 triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
Phép thử với tiến trình cải cách của Malaysia
05:30' - 18/01/2019
Tờ The Star có bài viết về tình hình chính trị hiện nay tại Malaysia, trong đó tác giả M. Veera Pandiyan cho rằng, nền chính trị ở quốc gia Đông Nam Á này vẫn trong tình trạng “bình mới rượu cũ”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.