Phép thử với tiến trình cải cách của Malaysia
Cơn phấn khích về cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14 (diễn ra hồi tháng 5/2018), vốn đánh đổ Liên minh Mặt trận Quốc gia (BN) khỏi 6 thập kỷ cầm quyền, đã nhanh chóng phai nhạt trước những hiện thực mới trong đời sống người dân.
Nỗi lo còn đóCó lẽ sẽ là ngây thơ đôi chút hoặc quá lạc quan khi tin tưởng rằng, chính phủ mới của Liên minh Hy vọng (PH) có thể nhanh chóng khắc phục những vấn đề cơ bản mà đất nước đang phải đối mặt.
Hiện nay chúng ta đã biết được nhiều thứ hơn. Sự đảo ngược chính sách đối với các cam kết trong cương lĩnh tranh cử, trình độ kém cỏi của một số Bộ trưởng và sự chia rẽ thấy rõ trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Công lý Nhân dân - đảng có số nghị sĩ lớn nhất trong liên minh cầm quyền, đã làm tăng thêm những tình cảm bi quan tiêu cực.Đối với nền kinh tế, bên cạnh những tổn thất to lớn mà vụ bê bối Quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia (1MDB) gây ra, chính phủ tiền nhiệm còn để lại di sản là hệ thống quản lý kinh tế tồi không thể kiểm soát, bao trùm lên khắp các cơ quan chính phủ, các ban ngành và các công ty có liên hệ với chính phủ, dồn gánh nợ hàng ngàn tỷ ringgit lên vai chính phủ PH. Theo Bộ trưởng Tài chính Lim Guan Eng, phải cần đến ba năm mới có thể khôi phục được sức khỏe tài chính cho Malaysia.Vì lẽ đó, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Malaysia năm 2019 từ mức 5,1% xuống còn 4,7%, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng này từ 5% xuống còn 4,6%. Mặt tốt của vấn đề nằm ở chỗ, mặc dù có những lo ngại như vậy, song nền kinh tế Malaysia được kỳ vọng sẽ vẫn vững mạnh nhờ những nền tảng vững chắc.Như những gì mà các thể chế tài chính toàn cầu này nhấn mạnh, Malaysia cần phải có những bước tiến mạnh mẽ hơn trong các kế hoạch về giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội để hiện thực hóa tham vọng đạt được vị thế một quốc gia có thu nhập cao và phát triển.Bộ trưởng Lim Guan Eng cho hay, những thách thức về kinh tế của Malaysia không đáng là gì khi so sánh với những mối đe dọa thực sự mà nước này phải đối mặt. Hiện nay, những tình cảm sắc tộc và tôn giáo có thể dễ dàng bị kích động và khai thác, như phản ứng chống lại việc phê chuẩn Công ước quốc tế về thủ tiêu các hình thức phân biệt chủng tộc, hay qua vụ bạo loạn cách đây không lâu tại ngôi đền Seafield. Dù đây là sự thực hay chỉ là do các chính trị gia tạo dựng lên với mục đích giành lại sự ủng hộ đã mất, có thể thấy rõ sự rạn nứt giữa người Mã Lai Hồi giáo chiếm đa số với phần còn lại của dân chúng. Và khoảng cách này dường như ngày càng rộng hơn.Với sự ủng hộ của chưa đầy 30% dân số theo Hồi giáo chiếm đa số, chính phủ PH đa sắc tộc gồm 4 đảng đã nhận thấy bản thân dễ bị tổn thương trước việc mất đi nền tảng ủng hộ cơ sở khi chính phủ phải giải quyết các vấn đề về chủng tộc và tôn giáo. Chính phủ buộc phải hành xử một cách thận trọng để giữ thế cân bằng mong manh giữa các đảng phái và giữa các tư tưởng khác biệt của các đảng.Thay vì thực hiện chương trình nghị sự tiến bộ đã hứa hẹn hướng đến các chương trình hành động tích cực dựa trên nhu cầu, chính phủ dường như không có khả năng thoát ra khỏi những khái niệm xưa cũ như Chính sách Kinh tế mới (1971-1990) và các chính sách kéo theo sau đó bao gồm Chính sách Phát triển Quốc gia (1991-2000) và Mô hình Kinh tế mới (2010-2020).Trong các thập kỷ qua, phần lớn người bản địa không được hưởng lợi từ những chính sách này bởi việc thực thi chúng chỉ thiên về giới tinh hoa chính trị và kinh tế vốn có quan hệ rộng.Điều gì sẽ thay đổi?Khoảng hai tuần trước, Thủ tướng Mahathir Mohamad nói rằng chương trình hành động tích cực sẽ mang đến sự hỗ trợ, song việc thay đổi đặc tính là điều mà người dân cần phải tập trung.Ông nói: “Chúng ta đã nhận ra rằng chương trình hành động tích cực một mình nó không thể tạo ra thành công cho người Mã Lai. Điều quan trọng nhất là đặc tính của người dân, hệ thống giá trị của người dân. Một hệ thống giá trị sai không thể mang lại thành công cho người dân được".Đây có lẽ là một nhiệm vụ khó khăn, thậm chí đối với Đảng người dân bản địa Malaysia thống nhất (PPBM) của ông Mahathir. PPBM dường như cũng bị chia rẽ giữa hai tư tưởng, một là quay trở lại mô hình chính trị bảo trợ xưa cũ, hai là tiến đến mô hình chính phủ liêm chính, có trách nhiệm giải trình và quản trị tốt.Trong diễn văn bế mạc tại hội nghị của PPBM gần đây, phó Chủ tịch Rashid Abdul Rahman đã không chút ngại ngần hối thúc ban lãnh đạo đảng hãy “bơm” các dự án của chính phủ cho các lãnh đạo đảng cấp dưới.Khi vị cựu chủ tịch Ủy ban bầu cử này nói rằng “thật không khôn ngoan nếu không cho phép các lãnh đạo PPBM tiếp cận các dự án của chính phủ” và rằng “đảng cần phải sử dụng bất kỳ phương kế nào cần thiết để thắng cử”, ông đã được một bộ phận đại biểu tham dự vỗ tay tung hô nhiệt liệt.Trước đó, có đại biểu ca thán rằng mình đã bị một đồng nghiệp trong Nội các từ chối quyền tiếp cận một dự án của chính phủ. Ý kiến này ngay lập tức đã gây ra những tranh luận giữa các đại biểu, trong đó có cả thủ lĩnh phe Tuổi trẻ trong PPBM Syed Saddiq Syed Abdul Rahman, người là Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao.Mặc dù Thủ tướng Mahathir đã nhanh chóng gạt đi những tranh luận này, song điều đó cho thấy PPBM dường như đang cư xử giống như đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO). Và điều này đã gây ra những phản ứng gay gắt từ ban lãnh đạo liên minh PH. Lim Kit Siang, người đàn ông quyền lực trong đảng Hành động Dân chủ (DAP) cũng như PH nói rằng, phần lớn các lãnh đạo và đảng viên PH không muốn nắm giữ quyền lực “bằng mọi giá”, nếu không PH cũng sẽ chẳng có gì khác biệt so với UMNO và liên minh Mặt trận Quốc gia (BN).Ông Lim nói năm 2019 sẽ là phép thử về việc liệu chính phủ mới tại Putrajaya có tận lực đối với những cải cách về bầu cử và thể chế, nhằm đảm bảo rằng Malaysia được nhìn nhận như một mô hình của một chính phủ có trách nhiệm giải trình, minh bạch, liêm chính và quản trị tốt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Malaysia - Trung Quốc “dậy sóng” vì 1MDB
07:28' - 16/01/2019
Những tiết lộ mới về vụ bê bối Quỹ Phát triển 1Malaysia (1MDB) do chính quyền Najib Razak để lại có thể khiến quan hệ hai nước Malaysia và Trung Quốc đối mặt với nhân tố không xác định.
-
Ngân hàng
Malaysia cáo buộc hình sự với Goldman Sachs trong vụ 1MDB
17:57' - 17/12/2018
Malaysia đã cáo buộc hình sự đối với ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ và 2 cựu nhân viên ngân hàng này liên quan đến cuộc điều tra tham nhũng và rửa tiền tại Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia MDB.
-
Kinh tế Thế giới
Ưu tiên trong chính sách kinh tế của Malaysia
06:30' - 17/11/2018
Thời kỳ trăng mật của Thủ tướng Mahathir Mohamad sau hơn 5 tháng nắm quyền tại Malaysia đã chấm dứt và bây giờ là thời điểm để bắt tay vào công cuộc cải cách kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Malaysia: Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ tạo “hiệu ứng dây chuyền”
20:24' - 13/11/2018
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad ngày 13/11 khuyến cáo căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra một “hiệu ứng dây chuyền” và thúc đẩy các nước khác chuyển hướng sang bảo hộ thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.