Chiến tranh thương mại đã qua đỉnh điểm?
Minh chứng mới nhất xuất hiện trong ngày 27/5/2025, khi tin tức về giảm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã giúp đẩy chỉ số S&P 500 tăng 2%. Đây là mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ ngày 12/5/2025 – thời điểm Mỹ và Trung Quốc công bố tạm thời hạ thấp thuế quan đánh vào hàng hoá của hai nước.
Mặc dù lợi nhuận doanh nghiệp và những lo ngại về thị trường trái phiếu đã khiến thị trường chứng khoán biến động trong vài tuần gần đây, nhưng chính sách thương mại vẫn là yếu tố chính chi phối diễn biến thị trường hàng ngày. Giới đầu tư nhiệt tình đón nhận bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy căng thẳng đang giảm dần, thể hiện bằng việc đẩy thị trường lên cao, với hy vọng Mỹ cuối cùng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với các đối tác, mà không gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế hoặc lợi nhuận doanh nghiệp.
Ít người tin rằng căng thẳng thương mại đã hoàn toàn biến mất hoặc sẽ không gây ra các đợt giảm giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Nhưng với nhiều người, nỗi lo lớn nhất về việc các biện pháp thuế quan của Nhà Trắng có thể làm thay đổi cấu trúc thương mại toàn cầu một cách lâu dài đã nguôi đi và tác động kinh tế có thể sẽ không nghiêm trọng như vào thời điểm Tổng thống Trump công bố các mức thuế đối ứng ngày 2/4.“Thị trường hiện ở trạng thái giải thoát, tạm thời là như vậy, vì nhà đầu tư có thể không cần bận tâm về mối đe dọa thuế quan mới nhất. Chúng ta chỉ cần vượt qua giai đoạn bất định này để các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể lên kế hoạch cho tương lai”, ông Eric Sterner, Giám đốc đầu tư tại Apollon Wealth Management, nêu quan điểm.
Đợt hồi phục của chứng khoán Mỹ vào ngày 27/5 diễn ra chỉ vài ngày sau khi chỉ số S&P 500 kết thúc một tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ khi các tuyên bố thuế quan của ông Trump được đưa ra vào đầu tháng Tư. Ngày 23/5, ông Trump đe dọa áp thuế lên tới 50% đối với hàng hoá của EU trong vòng vài ngày tới và cảnh báo điện thoại iPhone của Apple được sản xuất ở nước ngoài và bán tại Mỹ có thể chịu mức thuế đáng kể. Đe dọa đó khiến các chỉ số chính trên sàn chứng khoán Mỹ sụt giảm hơn 2% tính theo tuần.Đến ngày 26/5, sau một cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ trì hoãn việc áp dụng các mức thuế mới với EU cho đến ngày 9/7. EU tuyên bố sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán với Mỹ và ông Trump cũng đăng thông báo trên mạng xã hội rằng EU đã gọi điện để ấn định ngày đàm phán.Thị trường đã phản ứng nhanh chóng với tin tức này: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 741 điểm, tương đương 1,8%; chỉ số công nghệ Nasdaq ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tới 2,5%; lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 4,432%, mà nguyên nhân là do làn sóng mua gom trái phiếu trên toàn cầu, trong khi đồng USD mạnh lên.Những cuộc đàm phán thuế quan với diễn biến tích cực/tiêu cực thất thường cùng với các thỏa thuận tạm thời khiến nhà đầu tư luôn trong trạng thái cảnh giác. Tâm trạng của thị trường hiện nay là hy vọng ngày càng tăng rằng các lời đe dọa hôm 23/5 chỉ là chiến thuật đàm phán của Tổng thống Trump, chứ không phải dấu hiệu của một cuộc chiến thương mại mới. Thời gian tạm hoãn 90 ngày cho các mức thuế đối ứng toàn cầu của Nhà Trắng dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 7/2025.Tâm lý nhà đầu tư cũng phấn chấn bởi hai báo cáo dữ liệu kinh tế tích cực trong ngày 27/5: báo cáo của tổ chức Conference Board cho biết niềm tin người tiêu dùng Mỹ đã phục hồi trong tháng 5/2025 và nhu cầu hàng hóa lâu bền trong tháng 4/2025 giảm ít hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế.Trong những ngày tới, một loạt công ty trong danh sách S&P 500 sẽ công bố lợi nhuận, bao gồm cả báo cáo tài chính của "gã khổng lồ" trí tuệ nhân tạo Nvidia. Các nhà đầu tư sẽ phân tích các báo cáo và phát biểu của các lãnh đạo công ty để tìm manh mối về những tác động của căng thẳng thương mại. Tại Phố Wall, các chỉ số chính đã phục hồi, lấy lại phần điểm số đã mất kể từ khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng ngày 2/4 khiến thị trường lao dốc.Tuy nhiên, một số nhà quản lý quỹ lo ngại tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi sự phục hồi của thị trường hiện ở vào trạng thái "quá đà".Định giá cổ phiếu của Mỹ vẫn còn tương đối cao nếu so với lịch sử. Các công ty trong danh sách S&P 500 đang giao dịch ở mức giá cao gấp 21 lần lợi nhuận dự kiến trong 12 tháng tới (tính đến thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 23/5), so với mức trung bình 10 năm là 18,7 lần. Một số nhà đầu tư cho rằng định giá cao như vậy không phù hợp với nhiều bất ổn vẫn đang bao trùm các dự báo của giới phân tích, đặc biệt là những tác động chưa thể định lượng được từ cách tiếp cận thương mại của chính quyền Tổng thống Trump.
Ông Keith Buchanan, Giám đốc danh mục cao cấp tại Globalt Investments có trụ sở ở Atlanta, nhận định: “Hai xu hướng này không khớp nhau ở thời điểm hiện tại. Tâm lý nhà đầu tư đã phục hồi, nhưng có thể là hơi sớm”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30'
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30'
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.
-
Phân tích - Dự báo
Canada bước vào cuộc “cách mạng ngân sách”
06:30' - 14/07/2025
Dưới thời chính phủ do đảng Tự do lãnh đạo trước đây, chi phí hoạt động của Chính phủ Canada tăng trung bình 9% mỗi năm, dẫn đến thâm hụt ngân sách cao và nợ quốc gia phình to.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược kinh tế mới cho Hàn Quốc
05:30' - 14/07/2025
Thương mại là trụ cột quan trọng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Trong năm 2024, xuất khẩu chiếm 39,1% GDP của Hàn Quốc và nền kinh tế này khó có thể tái cân bằng khỏi xuất khẩu trong tương lai gần.
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30' - 13/07/2025
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30' - 13/07/2025
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.