Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung-Bài 3: Doanh nghiệp làm gì để ứng phó?
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng với việc chính phủ hai bên liên tục đưa ra các tuyên bố “đấu thuế”, gây hoang mang cho nhiều quốc gia có liên đới về kinh tế, nhất là cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.
Trả lời phỏng vấn phóng viên BNEWS/TTXVN, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những bình luận, đánh giá về cục diện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; đồng thời đưa ra những khuyến nghị và cảnh báo để định hướng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có giải pháp ứng phó phù hợp.
BNEWS: Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có chiều hướng leo thang, phía Mỹ không chỉ tuyên bố tăng thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc mà không ít doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa Trung Quốc cũng bị đưa vào “danh sách đen”. Theo ông, cục diện cuộc chiến thương mại này sẽ đi tới đâu?
Ông Hoàng Quang Phòng: Tôi nhận thấy, cuộc chiến này sẽ là cuộc chiến dài kỳ và cần rất nhiều thời gian mới có thể tới hồi kết. Diễn biến tiếp theo có thể sẽ rất phức tạp với thái độ lên gân, “ăn miếng trả miếng” của cả hai bên, nhưng cũng có thể hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung để giảm thiểu tới mức tối đa những hệ lụy xấu, đáp ứng được lợi ích và toan tính của cả hai.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, tác động và hệ lụy tới cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu là có thật.Tới đâu cũng thấy nhắc tới câu chuyện này. Doanh nghiệp, doanh nhân không ai là không lo lắng, theo dõi
BNEWS: Theo ông, ngành nghề, lĩnh vực nào và các doanh nghiệp nào của Việt Nam sẽ chịu tác động hoặc ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp khi cuộc chiến thương mại giữa hai siêu cường kinh tế thế giới tiếp diễn?
Ông Hoàng Quang Phòng: Rõ ràng đó là các doanh nghiệp xuất khẩu; trong đó, dệt may, da giầy hay chế biến thủy hải sản, thậm chí cả thép nữa… Ngoài ra, các ngành sản xuất công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ cũng cần có sự thận trọng nhất định.
Những doanh nghiệp thuộc các ngành nằm trong chuỗi sản xuất, cung ứng của các quốc gia nêu trên như cơ khí, chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng… cũng phải cẩn trọng, bởi đây là những ngành có lợi thế cạnh tranh.
Riêng hàng tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm vì thường bị áp dụng các gói thuế khác nhau. Trong cuộc xung đột này, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang có những động thái tuyên bố áp thuế lên các gói hàng rất lớn của mỗi bên nên các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi kỹ để kịp xử lý những vấn đề phát sinh.
BNEWS: Sự lo ngại là có cơ sở bởi năng lực hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông đâu là điểm yếu doanh nghiệp Việt cần khắc phục nhanh chóng?
Ông Hoàng Quang Phòng: Không chỉ trước xung đột thương mại này mà lâu nay ta luôn quan ngại điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là năng lực quản trị, tính dự báo của thị trường và sức cạnh tranh, năng lực thực tế của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đạt yêu cầu, chưa được như mong muốn. Vì thế, khi tham gia chiến lược cạnh tranh toàn cầu trong các chuỗi cung ứng, họ thường gặp phải thua thiệt.
Thêm nữa, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp được thành lập dù có số lượng tương đối lớn nhưng quy mô nhỏ và rất nhỏ. Do đó, tiềm năng vốn, khoa học công nghệ và trình độ quản trị cũng còn hạn chế.
Để có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi cần nỗ lực rất nhiều. Các cơ quan hỗ trợ, các cơ quan quản lý cũng cần phải đồng hành cùng với doanh nghiệp trên chặng đường đầy cam go này.
Thực tế, Chính phủ cùng các bộ, ngành hiện đã có những động thái tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp. Mọi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đều được tiếp nhận và có phương án nghiên cứu, giao cho các cơ quan chức năng phù hợp xử lý. Động thái này rất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản cụ thể liên quan tới cải cách thủ tục hành chính; liên quan tới điều kiện kinh doanh như đất đai, vốn, công nghệ và công tác phối hợp của nhiều bộ, ngành và cơ quan khi xử lý chung một vấn đề của doanh nghiệp còn chưa được như kỳ vọng, thậm chí còn có cách hiểu, cách xử lý khác nhau.
BNEWS: Vậy theo ông, đối sách nào sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được ưu thế, lợi ích đem lại từ các hiệp định thương mại; đồng thời, giảm được tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Ông Hoàng Quang Phòng: Tôi tin là mỗi một doanh nghiệp, doanh nhân đều đang có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể. Theo đó, có đầy đủ kế hoạch phân tích thị trường, lộ trình sản xuất…
Trước tình hình này, tôi nghĩ, họ sẽ “liệu cơm gắp mắm” cho các công đoạn sản xuất, cho việc thực hiện các đơn hàng, cho việc hợp tác với các đối tác. Tôi cho rằng, những suy nghĩ cặn kẽ, những phương án tự bảo vệ của họ là đương nhiên và họ cũng đã, đang tính đến.
Doanh nghiệp cũng đang rất cần các cơ quan quản lý hỗ trợ để có những thông tin cảnh báo sớm về những hệ lụy có thể có. Bởi “thương trường là chiến trường”, mà đã là “chiến trường” sẽ có người thắng và người thua. Do đó, trước mắt, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực phòng vệ để tự bảo vệ mình.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để thích ứng và giữ vững được thị trường, thị phần của mình, tránh tình trạng “thua trên sân nhà” như quan ngại của dư luận lâu nay.
Sau đó mới là tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn và đáp ứng lòng mong đợi.
BNEWS: Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản đối phó như thế nào nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang?
Ông Hoàng Quang Phòng: Các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp chắc chắn phải tính đến các phương án, kịch bản.
Cụ thể, từng ngành nghề, từng doanh nghiệp đều đã chuẩn bị sẵn các phương án kinh doanh và nằm trong toan tính của các doanh nhân khi lựa chọn phát triển thị trường nào (thị trường ngách, thị trường lớn hay khách hàng truyền thống).
Một khi, các khách hàng truyền thống của họ bị ảnh hưởng thì họ cũng sẽ có phương án phù hợp.
BNEWS: Với vai trò của mình, VCCI có khuyến nghị gì tới các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay, thưa ông?
Ông Hoàng Quang Phòng: Từng đã có lãnh đạo của Mỹ lên tiếng khuyến cáo doanh nghiệp của họ cần phải chọn những thị trường khác như Việt Nam chẳng hạn để triển khai các phương án sản xuất kinh doanh. Điều này đặt ra bài toán vừa là cơ hội, vừa là thách thức vì cùng lúc chúng ta phải đón nhận rất nhiều thông tin, rất nhiều mong muốn, rất nhiều ý đồ của các doanh nghiệp của các nước khác như vậy…
Điều này cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tỉnh táo hơn để lựa chọn. Không loại trừ khả năng sẽ có những doanh nghiệp có hoạt động gian lận thương mại để được hưởng những ưu đãi có liên quan khi sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Vô hình chung, gây hại cho chính doanh nghiệp trong nước của Việt Nam
Chúng tôi cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần tỉnh táo khi đón nhận các luồng thông tin mời gọi kết nối, hoặc các cơ quan quản lý các địa phương cũng cần xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn nhà đầu tư.
Tất nhiên, chúng ta cũng đã có luật pháp và các văn bản quy định nhưng trước những làn sóng có thể nói là ồ ạt vào ra thì cần thận trọng thẩm định năng lực của nhà đầu tư để tránh chọn mời những doanh nghiệp không thực sự có khả năng vào làm ảnh hưởng đến môi trường và quy hoạch đầu tư của địa phương, cả nước.
VCCI với vai trò là cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp cũng đưa ra những cảnh báo và phối hợp với các cơ quan quản lý tổ chức các chương trình tập huấn phù hợp để giúp các doanh nghiệp thích ứng và tự bảo vệ mình; đồng thời tận dụng được các cơ hội nếu có.
Riêng vấn đề gian lận thương mại thì chúng ta đã có những cơ quan cấp cao, các cơ quan cấp tỉnh thành và địa phương cùng các giải pháp hỗ trợ để phòng chống và có những xử lý phù hợp. Tuy nhiên cũng đòi hỏi sự cùng vào cuộc của doanh nghiệp để tự bảo vệ, cùng nhau phát hiện những bất cập, những hành vi bất thường hay việc sản xuất hàng nhái, lợi dụng mẫu mã sản phẩm của Việt Nam để trục lợi…
BNEWS: Trân trọng cảm ơn ông!
Xem tiếp: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 4: Đối sách cho xuất nhập khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 2: Những góc nhìn
16:51' - 27/05/2019
Được đánh giá là nền kinh tế có độ mở lớn với thế giới, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ có những tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung - Bài 1: "Khúc quanh mới" và hệ lụy
16:47' - 27/05/2019
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng với những đòn áp thuế trả đũa lẫn nhau, trong khi các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với phenol nhập khẩu từ Mỹ
15:48' - 27/05/2019
Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) thông báo cơ quan này sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hợp chất phenol nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ liệu có thể làm tiêu tan tham vọng “Made in China 2025” của Trung Quốc? (Phần 2)
06:00' - 27/05/2019
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tiếp diễn và sự chú ý cao độ đến kế hoạch “Made in China 2025” chỉ là hiện tượng của cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên giữa hai cường quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ liệu có thể làm tiêu tan tham vọng “Made in China 2025” của Trung Quốc? (Phần 1)
05:00' - 26/05/2019
Chiến lược này được đặt lên hàng đầu trong nghị trình kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và là một phần trong gói kế hoạch của ông nhằm tạo ra mô hình kinh tế bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.