Chính phủ Australia tăng hỗ trợ cho ngành công nghiệp nội địa giảm phát thải
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Năng lượng và Biến đổi khí hậu Australia Chris Bowen, ngày 10/1, công bố một số thay đổi mới trong Cơ chế bảo vệ và bồi thường khí thải quốc gia, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.
Cụ thể, ông Bowen cho biết Canberra đã xem xét lại việc phân bổ tài chính cho quỹ Powering the Regions, chương trình hỗ trợ tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp lớn gây ô nhiễm, giúp họ chuyển đổi sang mô hình sản xuất khử carbon.
Trong giai đoạn đầu tiên, 600 triệu AUD (390 triệu USD) từ tổng giá trị 1,9 tỷ AUD (1,24 tỷ USD) của quỹ Powering the Regions sẽ sớm được giải ngân cho các cơ sở sản xuất thương mại lớn, thuộc phạm vi của Cơ chế bảo vệ và bồi thường khí thải, để bồi thường cho họ về những phí tổn phát sinh trong quá trình chuyển đổi sản xuất sạch hơn. Ngoài ra, Australia cũng bắt đầu tham vấn thêm về việc chi tiêu cho Quỹ Powering the Regions, bao gồm mở rộng hỗ trợ tài chính các ngành năng lượng sạch mới, phát triển lực lượng lao động và mua tín dụng carbon của chính phủ liên bang. Ông Bowen nhấn mạnh đây là bước đi cần thiết, để giữ cho các ngành công nghiệp hàng đầu và các khu vực kinh tế trong nước hoạt động hiệu quả, trong khi nền kinh tế Australia tiến dần hơn đến mục tiêu đưa mức phát thải về 0 vào năm 2050. Cơ chế bảo vệ và bồi thường khí thải được đưa ra dưới thời của Chính phủ Liên minh tiền nhiệm. Cơ chế này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp gây phát thải lớn trong nền kinh tế Australia tích cực giảm phát thải, đồng thời vẫn đảm bảo năng suất và doanh thu.Tuy nhiên, sau khi đánh giá lại, Chính phủ mới của Thủ tướng Althony Albanese cho rằng cơ chế này chưa hiệu quả trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp giảm phát thải hơn nữa và do đó cần phải được cải tiến thêm.
Với những thay đổi mới, Cơ chế bảo vệ và bồi thường khí thải của Australia đặt mục tiêu sẽ cắt giảm khoảng 2/3 lượng khí thải ô tô của Australia trong thập niên này, tương đương 205 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phát thải lớn sẽ được bảo vệ và hỗ trợ để đưa mức phát thải cơ bản xuống còn 4,9% mỗi năm, cho đến năm 2030.
Ông Bowen cho biết Australia đã tiến hành tham vấn đại diện ngành công nghiệp nặng và các doanh nghiệp lớn, bao gồm Hội đồng Kinh doanh Australia và Tập đoàn Công nghiệp Australia, trước khi tiến hành sửa đổi cơ chế. Trong toàn nền kinh tế, hơn 200 cơ sở công nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất hơn 100.000 tấn khí thải mỗi năm đều được áp dụng cơ chế này và cơ chế đang được cập nhật theo một thời gian biểu chặt chẽ. Ông nói các cải cách được đề xuất đã được hiệu chỉnh cẩn thận để mang lại sự chắc chắn về chính sách và hỗ trợ ngành công nghiệp Australia. Chúng phù hợp với mục đích của chính phủ là tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế khử carbon toàn cầu, nơi người tiêu dùng và nhà đầu tư đang yêu cầu giảm lượng khí thải nhiều hơn và nhiều đối tác thương mại của Australia đang tập trung xây dựng chính sách thuế quan carbon. Bên cạnh việc thay đổi cơ chế bảo vệ và bồi thường khí thải, Chính phủ Australia cũng đang tiến hành rà soát để ngăn chặn sự "rò rỉ carbon", một công ty chuyển hoạt động sang một quốc gia khác có các quy định phát thải ít nghiêm ngặt hơn, dẫn đến tăng lượng khí thải nhà kính toàn cầu./.- Từ khóa :
- australia
- công nghiệp
- giảm phát thải
Tin liên quan
-
Ngân hàng
WB hỗ trợ Brazil thúc đẩy các dự án phát thải carbon thấp
07:53' - 25/12/2022
Ngày 23/12, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt khoản vay 500 triệu USD cho khu vực tư nhân tại Brazil với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp của quốc gia này phát triển các dự án phát thải carbon thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
"Lời giải" nào cho nền nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp?
19:26' - 20/12/2022
Chiều 20/12, tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), diễn ra phiên toàn thể và bế mạc Diễn đàn Mekong Startup lần thứ I năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây đai thép nhập khẩu từ Việt Nam
19:32'
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây đai thép nhập khẩu từ các quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Tạo lợi thế cho hàng Việt thích ứng luật chơi toàn cầu
18:17'
Cùng với việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), các chính sách bảo hộ đang xuất hiện trở lại dưới nhiều hình thức mới.
-
DN cần biết
Đối thoại gỡ vướng về thuế cho doanh nghiệp
17:16'
Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực XIX đã phân công cán bộ có thẩm quyền căn cứ pháp lý trả lời rõ ràng đúng và đầy đủ các nội dung giải đáp, tháo gỡ cho doanh nghiệp.
-
DN cần biết
VietOffice 2025 quy tụ 100 doanh nghiệp giới thiệu giải pháp văn phòng thông minh
14:42'
VietOffice 2025 sẽ diễn ra từ 21 - 23/5 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội với mục tiêu kết nối doanh nghiệp, giới thiệu những giải pháp tân tiến trong ngành.
-
DN cần biết
Gần 900 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025
13:24' - 14/05/2025
Sáng 14/5, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Đà nẵng chỉ đạo tổ chức.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025
10:19' - 14/05/2025
Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025 (IEAE) sẽ được tổ chức từ 29- 31/ 5 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất
11:12' - 13/05/2025
Giá điện tăng sẽ đẩy khó khăn thêm cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tính toán thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.