Chính phủ luôn coi trọng góp ý của các chuyên gia trong điều hành kinh tế vĩ mô
Chiều 13/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp Giáo sư Andreas Hauskrecht, chuyên gia tài chính công của Trường Kinh doanh Kelley thuộc Đại học Indiana (Hoa Kỳ), đang thăm, làm việc tại Việt Nam theo lời đề nghị của Bộ phận điều phối nhóm Sáng kiến Việt Nam (đặt tại Đại học Indiana).
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc muốn lắng nghe ý kiến từ Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, các chuyên gia thuộc Nhóm sáng kiến Việt Nam, các nhà khoa học, chuyên gia nhằm tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam.Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cảm ơn Giáo sư Andreas Hauskrecht đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong chia sẻ thông tin, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, đưa ra các kiến nghị chính sách cho Chính phủ Việt Nam.
Phó Thủ tướng mong muốn Giáo sư có cái nhìn và đánh giá khách quan về tình hình kinh tế vĩ mô và nền kinh tế chung của Việt Nam, nhận được khuyến cáo về chính sách tài chính tiền tệ, chính sách vĩ mô trong thời gian tới.Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, coi trọng các góp ý quý báu của các chuyên gia, học giả trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Giáo sư Andreas Hauskrecht tiếp tục hợp tác, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về hệ thống quản lý tài chính Hoa Kỳ, hỗ trợ tăng cường kết nối các giáo sư, học giả uy tín của Hoa Kỳ sang làm việc, tư vấn chính sách phù hợp với điều kiện và trọng tâm phát triển của Việt Nam; kết nối các tổ chức, chuyên gia nghiên cứu, tư vấn chính sách hàng đầu của thế giới và Hoa Kỳ với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu của Việt Nam. Cảm ơn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dành thời gian đón tiếp, Giáo sư Andreas Hauskrecht đã trao đổi, chia sẻ về chính sách tài khóa, tiền tệ của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây, những tác động đối với nền kinh tế Việt Nam sắp tới và đưa ra một số khuyến nghị Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam trong điều hành kinh tế vĩ mô năm 2018 và các năm tiếp theo.Trước diễn biến tăng lãi suất của các đồng tiền mạnh trong thời gian qua, Giáo sư Andreas Hauskrecht cho rằng Chính phủ kiên định chính sách chống đô-la hóa là đúng đắn và tiếp tục duy trì mức lãi suất 0% với đồng đô-la. Giáo sư Andreas Hauskrecht cũng bày tỏ ấn tượng với mức tăng trưởng kinh tế năm 2017 của Việt Nam, ủng hộ chính sách tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam, bảo đảm tăng trưởng ổn định, bền vững trong thời gian tới./.
Xem thêm:>>>Không lơ là nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
>>>Ổn định kinh tế vĩ mô là một yêu cầu quan trọng và xuyên suốt trong phát triển kinh tế
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chú trọng nhiệm vụ tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô năm 2018
19:00' - 08/01/2018
Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp tình hình thị trường, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Việt Nam
WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định
13:16' - 11/12/2017
Ngày 11/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố Báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam. Đây là ấn phẩm bán thường niên về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico chuẩn bị kịch bản kinh tế vĩ mô phòng trường hợp NAFTA đổ vỡ
08:38' - 15/11/2017
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho biết nước này đang xúc tiến chuẩn bị một kế hoạch kinh tế vĩ mô nhằm ứng phó trong trường hợp Mỹ hủy bỏ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.