Chính sách thương mại mới của Mỹ “không quay lưng với thế giới”
Theo bài viết đăng trên tờ The Wall Street Jourmal, ngày 22/1, 11 quốc gia ven Thái Bình Dương đã nhất trí hình thành một khối thương mại mới mà không có Mỹ trong khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh ngăn cản hàng nhập khẩu giá rẻ của châu Á - những sự kiện này thể hiện những chiến tuyến của môi trường thương mại toàn cầu mới.
Những động thái mới này cũng làm nổi bật những thách thức đặt ra đối với ông Trump khi ông bảo vệ chính sách thương mại "Nước Mỹ trước tiên" của mình trong bài phát biểu trước những người chủ trương toàn cầu hóa tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.Các quan chức Mỹ cho biết song song với việc gia tăng những chính sách thương mại quyết đoán trong vài tuần tới, họ cũng sẽ tìm cách thuyết phục các đồng minh đang hoài nghi rằng những hành động của họ là nhằm mục đích cải thiện hệ thống kinh tế quốc tế, chứ không phải phá hủy nó. Thông điệp ngầm là: Nước Mỹ không từ bỏ mà cũng không chiến đấu với các đối tác thương mại.Tuy nhiên, sẽ khó có thể thuyết phục các đồng minh tin rằng "Nước Mỹ trước tiên" không có nghĩa là chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa bảo hộ. Nguy cơ là các nước khác sẽ trả đũa các nhà sản xuất Mỹ bằng những biện pháp trừng phạt của riêng mình và tăng cường những hiệp định thương mại mới mà không cần Mỹ.Trên thực tế, chính sách thương mại mới của ông Trump bao hàm ba nội dung chủ chốt, và trong tuần này từng nội dung đã được thúc đẩy dưới những hình thái khác nhau.Trước hết là tăng cường các biện pháp như áp đặt thuế quan nhằm bảo vệ các nhà sản xuất tấm năng lượng Mặt Trời và máy giặt của Mỹ. Các quan chức chính quyền cho biết sẽ còn nhiều biện pháp bảo hộ như vậy được ban hành, cụ thể là đang xem xét hành động trong lĩnh vực nhôm và thép.Thứ hai là rút khỏi các hiệp định thương mại được đàm phán bởi các chính quyền trước đó, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).Phái đoàn hùng hậu gồm các nhà đàm phán thương mại Mỹ đã có mặt ở Montreal để hối thúc Canada và Mexico có sự nhượng bộ nhằm "tái cân bằng" Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) theo cách đưa hoạt động chế tạo từ Mexico trở lại Mỹ.Thứ ba là cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ quan giám sát hệ thống thương mại thế giới kể từ năm 1995. Các quan chức của ông Trump cho rằng cơ quan đặt tại Geneva quá thường xuyên đưa ra những phán quyết đi ngược lại lợi ích của Mỹ, không hành động đủ để chế ngự hệ thống thương mại được nhà nước "chống lưng" của Trung Quốc.Để đạt được mục đích của mình, Mỹ đang cản trở các cuộc bổ nhiệm tòa án WTO vốn chịu trách nhiệm phân xử các tranh chấp thương mại giữa các thành viên - một động thái có nguy cơ làm tê liệt hệ thống pháp lý thương mại của thế giới.Tại một cuộc họp căng thẳng của các quan chức thương mại thế giới ở Geneva hôm 21/1, Mexico đã đưa ra đề xuất, nhận được sự tán thành của gần 60 thành viên, yêu cầu Mỹ chấm dứt sự "phá đám" này. 18 đại biểu - trong đó có những người đến từ Canada, châu Âu, và Trung Quốc - đã lên tiếng phát biểu ủng hộ đề xuất trên, một người còn cảnh báo về những "hậu quả nghiêm trọng" đối với WTO. Đại diện của Mỹ đã từ chối nhượng bộ.Trong khi chính quyền thúc đẩy ba nội dung kể trên, các quan chức "ra rả" những thông điệp về cách thức họ giải thích với các đồng minh và đối tác thương mại về những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế quốc tế của Mỹ.Đơn cử như điệp khúc: "Chúng tôi không quay lưng với hệ thống hiện này, chúng tôi chỉ muốn nói rằng hệ thống này cần phải được cải tổ để tồn tại", một quan chức thương mại của Nhà Trắng nói. "Và nếu có đều gì xảy ra, thì chính chúng tôi là những người cứu hệ thống đó". Ngày 22/1, ông Trump tuyên bố: "Sẽ không có chiến tranh thương mại".Trên thực tế, nhiều đối tác thương mại ủng hộ một khía cạnh trong những chỉ trích của chính quyền Trump, đó là WTO không hành động đủ để đối phó với chính sách công nghiệp được chính phủ "chống lưng" của Bắc Kinh.Chính sách này đã giúp kích thích nhập khẩu của Trung Quốc, và thị phần ngày càng lớn của nước này đã phá hủy các ngành công nghiệp sống còn của những nước khác, từ thép cho tới bán dẫn. Cả Liên minh châu Âu (EU) lẫn Nhật Bản gần đây đều gia nhập nỗ lực của Mỹ buộc WTO phải gây áp lực trực tiếp hơn lên Trung Quốc.Tuy nhiên, thách thức của Mỹ là tránh chọc giận những quốc gia là đối tượng bị Washington dựng lên những rào cản thương mại mới với hoặc rút khỏi những hiệp định thương mại lâu năm với họ.Cho tới nay, chưa có nước nào chấp nhận đề nghị của ông Trump về việc đàm phán những thỏa thuận song phương mới, và nhiều nước, trong đó có cả các thành viên TPP, đã lựa chọn ký kết những thỏa thuận mới với các đối tác khác.Kể từ khi ông Trump nhậm chức, EU đã đẩy nhanh chiến dịch ký kết những hiệp định thương mại tự do mới trên toàn thế giới, tìm cách lấp đầy thứ mà họ xem là lỗ hổng mới trong việc thúc đẩy các hiệp định mở cửa thị trường.Trong khi các cuộc đàm phán Mỹ-EU được phát động dưới thời Tổng thống Barack Obama đã bị ngưng trệ dưới thời ông Trump, năm ngoái EU đã thực thi những hiệp định mới với Nhật Bản và Canada.Năm nay, EU đang tìm cách đạt được những thỏa thuận về giảm thuế quan và mở cửa thị trường mới từ Mexico tới Chile. EU cũng đang đàm phán một hiệp định thương mại với khối Mercosur bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Trong khi đó, cả Canada lẫn Mexico đã ký kết hiệp định TPP mới, với việc một số quan chức xem đây là giải pháp thay thế cho NAFTA một khi hiệp định này sụp đổ.Việc Mỹ rút khỏi TPP và chủ trương đàm phán cứng rắn đối với NAFTA đã "buộc các chính phủ và cổ đông trên toàn khu vực đánh giá lại sự phụ thuộc của họ vào sự lãnh đạo kinh tế của Mỹ và thị trường Mỹ", Viện Chính sách Asia Society viết như vậy trong một báo cáo gần đây.Báo cáo cho biết thêm các đồng minh của Mỹ "đang tích cực lên những nỗ lực dự phòng cho... việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư mà không có Mỹ".Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán NAFTA tiến triển chậm, tăng thêm một vòng so với kế hoạch ban đầu
10:20' - 30/01/2018
Sau đúng một tuần đàm phán căng thẳng với nhiều tín hiệu trái chiều, ngày 29/1, vòng 6 tái đàm phán NAFTA giữa Mỹ, Canada và Mexico đã chính thức khép lại.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết xây dựng thỏa thuận thương mại với Anh
20:52' - 29/01/2018
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ITV của Anh ngày 29/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ kiến tạo một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương “hậu hĩnh” với Anh hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng phản ứng nhanh trước các hạn chế thương mại từ Mỹ
20:02' - 29/01/2018
Ngày 29/1, Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo sẽ "phản ứng một cách nhanh chóng và thích đáng" nếu Washington áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại nhằm vào khối này.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Davos 2018: Mỹ không muốn chiến tranh thương mại, nhưng sẽ bảo vệ lợi ích kinh tế
20:29' - 25/01/2018
Chính phủ Mỹ không tìm cách gây ra các cuộc chiến thương mại, song sẽ bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs, JPMorgan nâng dự báo về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ
08:28'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa Mỹ
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đề xuất áp mức thuế trả đũa 25% lên một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30'
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.