Chống chọi với hạn mặn: Phần 1 - Thiên tai lịch sử
"Những vùng được coi là bị mặn thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Đước, Cần Giuộc (Long An), Gò Công Đông (Tiền Giang), Long Phú (Sóc Trăng), thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), thành phố Rạch Giá (Kiên Giang); những nơi thường bị hạn ở Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận; ở Tây Nguyên như Krông Buk, EaH’Leo (Đắk Lắk) rõ ràng hiện tượng trên không phải là mới xảy ra mà đã có một quá trình lâu dài".
Nhìn lại những quy hoạch của Bộ Thủy lợi (nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) năm 1995 về trước, ông Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam nhận xét như vậy.
"Thời tiết bất thường của một số năm gần đây chưa phải là khắc nghiệt nhất so với trước đây, thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng cuộc sống của người dân lại có xu hướng tăng lên.
Đặc biệt những con số thống kê về sự tụt giảm mực nước ở các sông suối rất đáng lo ngại về tương lai cho sự phát triển nông nghiệp. Ông Vũ Trọng Hồng đánh giá: "hiện tượng xâm nhập mặn là do tác động của thủy triều đến các cửa sông ven biển".
Đây là lẽ thường nhưng tình hình mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn, ngoài hiện tượng nước biển dâng, còn do nguồn nước ngọt nhằm đẩy mặn ở các cửa sông có xu thế giảm.
Ảnh hưởng của hiện tượng ElNino nên mùa mưa năm 2015 đến trễ, kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên hạn hán, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn gần 2 tháng so với trung bình nhiều năm.
Điều này chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Xâm nhập mặn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6/2016, muộn hơn cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng gần 2 tháng. Như vậy, đây sẽ trở thành El Nino dài nhất đã ghi nhận ở nước ta.
Không chỉ đến quá sớm và sẽ kết thúc quá muộn, xâm nhập mặn lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long còn được ghi nhận qua những số đo về độ mặn và xâm nhập sâu.
Dự báo các vùng cách biển 30 - 45 km, nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Như vậy, vùng này bị mặn xâm nhập sớm, sâu và khả năng kéo dài đến hết mùa khô nếu không có mưa.
Cùng với dự báo trên, vụ Hè Thu tới toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực. Ngoài ra, một số diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
Tại khu vực Nam Trung bộ, lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Tuy nhiên, hiện một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện có dung tích trữ thấp, không đủ đáp ứng cho cây trồng ngay từ vụ Đông Xuân nên đã xảy ra hạn hán tại một số khu vực.
Các hồ chứa thủy lợi lưu vực sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Hòa (Khánh Hòa) hiện chỉ đạt trung bình 5060% dung tích thiết kế, dự kiến đến đầu vụ Hè Thu, dung tích trữ các hồ còn khoảng dưới 3040%.
Lưu vực sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận) các hồ chứa thủy lợi hiện đạt 3035% dung tích thiết kế, dự kiến còn lại khoảng 25% khi vào đầu vụ Hè Thu.
Các hồ thủy lợi trên lưu vực sông La Ngà, sông Lũy (Bình Thuận) hiện đạt 5055%, cơ bản bảo đảm được cung cấp nước đủ cho vụ Đông Xuân, nhưng vụ Hè Thu một số hồ sẽ không đủ khả năng cung cấp tưới.
Với mùa khô sẽ kéo dài đến hết tháng 8/2016, tình trạng hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng, kéo dài đến hết vụ Hè Thu ở hầu hết các tỉnh do lượng nước trữ tại các hồ chứa đã cung cấp phần lớn cho cây trồng vụ Đông Xuân. Với lượng nước tích trữ được như trên, dự kiến vụ Hè Thu khu vực Nam Trung bộ sẽ có khoảng 40.000 ha phải dừng sản xuất.
Tại các tỉnh Tây Nguyên, diện tích được tưới từ công trình thủy lợi chỉ được 30% diện tích canh tác. Đến thời điểm này, diện tích phải dừng sản xuất là gần 2.900 ha. Dự kiến, đến giữa tháng 3/2016, diện tích bị hạn hán, thiếu nước khoảng 180.000 ha. Riêng cà phê sẽ có khoảng 100.000 ha bị ảnh hưởng do hạn hán. Kéo theo đó là tình trạng thiếu nước sinh hoạt khả năng sẽ xảy ra ở một số địa phương, nặng nhất là Đắk Lắk./.
Đọc tiếp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL
20:41' - 12/03/2016
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ chị số 09/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu đang diễn biến xấu: Bài 2: Giải cứu hạn hán, xâm nhập mặn
13:51' - 11/03/2016
Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn sâu, kéo dài trong thời gian tới, bên cạnh những giải pháp mang tính chất toàn vùng, mỗi địa phương cũng cần có biện pháp cụ thể để giải cứu tình hình hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu đang diễn biến xấu: Bài 1: Kiệt quệ vì hạn hán, xâm nhập mặn
10:50' - 11/03/2016
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu tháng 3/2016, có khoảng 139.000 ha lúa Đông Xuân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại từ 30 đến 70% do hạn hán, xâm nhập mặn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dòng vốn mới để hiện thực mục tiêu tăng trưởng hai con số
16:04'
Việc sớm có các giải pháp khơi thông nguồn vốn mới là thực sự quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu vốn khổng lồ cho việc hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Avestos
15:20'
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Avestos (Cộng hòa Liên bang Đức).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
15:08'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo việc xây dựng các luật đảm bảo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch hệ sinh thái công nghiệp TP. Hồ Chí Minh theo chuỗi giá trị mới
12:45'
TP. Hồ Chí Minh đã và đang hướng đến mô hình phát triển khu công nghiệp bền vững, với việc triển khai Đề án thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động của một số khu chế xuất - khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai đề án môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô
11:44'
Đối với sông Tô Lịch, đến thời điểm này, Hà Nội đã nạo vét được hơn 2/3 khối lượng bùn thải dưới lòng sông, đạt xấp xỉ 8.600 m3. Khoảng 3.200 m3 còn lại ở đoạn hạ lưu đang tiếp tục được xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
10:55'
Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch đồng bộ – Động lực để Phú Thọ phát triển bền vững
10:49'
Không đơn giản là phép cộng cơ học về diện tích và dân số, việc hợp nhất ba tỉnh chính là cuộc "tái cấu trúc không gian phát triển" của một chỉnh thể hành chính mới.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang đầu tư cảng, bến tại Phú Quốc
10:38'
Đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một đặc khu kinh tế năng động, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Các loại hình giao thông vận tải diễn ra bình thường, không ghi nhận thiệt hại do bão
09:40'
Lĩnh vực hàng hải và đường thủy, hiện hoạt động khai thác cảng biển và thủy nội đia đang diễn ra bình thường và không ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra.