Chống độc quyền ứng dụng giao đồ ăn trong dịch COVID-19
Tại Hàn Quốc, Baemin - một trong những ứng dụng giao đồ ăn lớn nhất tại nước này cũng đang được hưởng lợi từ điều đó, song điều đáng nói là việc Woowa Brothers Corp. - công ty quản lý ứng dụng này điều chỉnh tăng mức chiết khấu giao hàng, động thái đang bị chỉ trích là sẽ làm gia tăng gánh nặng đối với nhiều nhà hàng vốn đang chật vật đối phó với dịch bệnh.
Từ đầu tháng 4/2020, Woowa Brothers Corp. đã điều chỉnh cách thức tính phí với các chủ nhà hàng, đại lý nhượng quyền, theo đó, công ty này sẽ thu khoản chiết khấu 5,8% cho mỗi hóa đơn đặt hàng trực tuyến, thay cho mức chiết khấu cố định 88.000 won (72 USD)/tháng như trước đây.
Quyết định này đã làm bùng nổ sự phản đối không chỉ từ các chủ nhà hàng, đại lý nhượng quyền mà cả các chính trị gia trước thềm cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Liên đoàn cơ sở kinh doanh nhỏ, nhóm đại diện lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ đã phản đối chính sách chiết khấu mới của Baemin, cho rằng chính sách này "đánh" vào các chủ sở hữu những nhà hàng nhỏ đang chật vật với tình trạng doanh số giảm trong đại dịch này.
Kim Bong-jin, Giám đốc điều hành và nhà sáng lập Woowa Brothers, đã công khai xin lỗi về việc thay đổi chính sách chiết khấu mà không cân nhắc đến những khó khăn của các chủ nhà hàng do đại dịch COVID-19. Ông cam kết sẽ đưa ra những chính sách mới. Tuy nhiên, lời xin lỗi của ông Kim Bong-jin không xoa dịu được sự giận dữ của dư luận.
Ngày 6/4, Tỉnh trưởng Gyeonggi Province Gov. Lee Jae-myung đã hối thúc Baemin thu hồi chính sách chiết khấu mới nói trên. Ông cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy một ứng dụng công đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan như người giao hàng, giới chủ nhà hàng và các kỹ sư phát triển, quản lý ứng dụng.
Ông Lee Jae-myung cũng đề cập đến vai trò và trách nhiệm của Chính phủ trung ương và chính quyền các địa phương Hàn Quốc trong hoạt động chống độc quyền và chống lạm dụng sức mạnh.
Ủy viên Ủy ban thương mại công bằng của Hàn Quốc (FTC) Kim Shin-jae cho biết FTC sẽ điều tra tác động của cơ chế chiết khấu mới của Woova Brother và liệu khách hàng có phải chịu gánh nặng này hay không.
Tháng 3 vừa qua, thành phố Gunsan, miền Tây Nam Hàn Quốc đã đưa vào sử dụng ứng dụng công, giao hàng không thu phí từ giới chủ sở hữu nhà hàng, phí quảng cáo và hội phí. Ứng dụng hiện có 31.400 thành viên tại Gunsan - địa phương có dân số khoảng 270.000 người.
Hiện tại, Woowa Brothers’ đang chờ đợi cơ quan chống độc quyền của Hàn Quốc thông qua thỏa thuận tập đoàn giao hàng thực phẩm khổng lồ của Đức Delivery Hero mua Woova Brother với giá 4 tỷ USD.
Theo thỏa thuận này, Delivery Hero, vốn đang sở hữu tập đoàn giao hàng lớn thứ hai của Đức là Yogiyo, sẽ sở hữu 87% cổ phần của Woova Brother. FTC xác nhận sẽ giám sát chặt chẽ thương vụ này.
Được thành lập vào năm 2010 với tên đăng ký là công ty giao đồ ăn, Woowa Brothers đến nay đã trở thành công ty giao đồ ăn trực tuyến đứng đầu tại Hàn Quốc với hơn 10 triệu tài khoản sử dụng mỗi tháng. Hiện Baemin chiếm tới 60% thị phần tại Hàn Quốc.
Lĩnh vực ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến của Hàn Quốc được đánh giá là một thị trường lớn của nước này. Riêng trong năm 2018, thị trường ứng dụng giao đồ ăn tại Hàn Quốc đạt tới 10 nghìn tỷ won (8,6 tỷ USD)./.
>>Dịch COVID-19: Dịch vụ giao hàng tại nhà "lên ngôi" ở Nhật Bản
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Grab Việt Nam triển khai giao hàng gián tiếp
15:30' - 19/03/2020
Ngày 19/3, Grab Việt Nam triển khai giao hàng gián tiếp (Contactless Delivery) - phương thức giao hàng mới dành cho dịch vụ GrabFood, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa đối tác tài xế với khách hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Thị trường phân bón liệu còn biến động?
19:46' - 28/06/2022
Sau khi lập đỉnh vào tháng 4/2022, cung cầu thị trường phân bón thế giới và trong nước sẽ cân bằng và giá cả sẽ bình ổn trở lại hay vẫn tiếp tục neo cao?
-
Chuyển động DN
Hãng Michelin ngừng hoạt động tại Nga
18:57' - 28/06/2022
Ngày 28/6, Tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin của Pháp cho biết đang lên kế hoạch chuyển giao các hoạt động của hãng tại Nga cho địa phương quản lý.
-
Chuyển động DN
Sản lượng hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng
18:21' - 28/06/2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 371 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Chuyển động DN
Gazprom sắp giảm 40% công suất vận chuyển qua "Dòng chảy phương Bắc 1"
09:04' - 28/06/2022
Đầu tháng Bảy tới, Gazprom sẽ giảm 40% công suất vận chuyển qua đường ống do việc trì hoãn trả lại thiết bị bảo trì do tập đoàn Siemens Energy của Đức ở Canada tiến hành.
-
Chuyển động DN
Foxconn nghiên cứu đầu tư vào dự án thủ đô mới của Indonesia
07:03' - 28/06/2022
Foxconn đang xem xét thiết lập hệ thống xe buýt điện và mạng lưới Internet vạn vật (IoT) tại Nusantara, thủ đô mới Indonesia.
-
Chuyển động DN
Vi phạm khai thác khoáng sản, một công ty ở Lâm Đồng bị xử phạt
11:22' - 27/06/2022
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn Song Long Đà Lạt (trụ sở tại thôn 1, xã Rô Men, huyện Đam Rông) 164 triệu đồng.
-
Chuyển động DN
Nhật Bản thử nghiệm dùng robot tự hành để giao hàng cho khách
09:54' - 27/06/2022
Ba tập đoàn lớn của Nhật Bản, gồm Rakuten Group Inc., Panasonic Holdings Corp. và Seiyu Co., đang hợp tác để thử nghiệm dịch vụ sử dụng robot tự hành giao hàng cho khách.
-
Chuyển động DN
Vinaconex dự kiến đưa Thủy điện ĐăkBa hòa lưới quốc gia vào tháng 12/2022
09:08' - 27/06/2022
Tổng công ty Vinaconex chỉ mất 18 tháng để chinh phục "dòng sông năng lượng" ĐăkBa (Quảng Ngãi) và dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào tháng 12/2022.
-
Chuyển động DN
Công ty tài chính tập trung đẩy lùi tín dụng đen tại các khu công nghiệp
20:42' - 26/06/2022
Nhiều công ty tài chính đã cam kết cung cấp những khoản vay tiêu dùng với lãi suất chỉ bằng 50% lãi suất thị trường đến người công nhân khi có nhu cầu vay chính đáng.