Chủ đề dịch COVID-19 làm "nóng" cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống
Hai ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa và Dân chủ đã bước lên sân khấu để bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Đại học Belmont ở thành phố Nashville, bang Tennesse, vào sáng 23/10 (giờ Việt Nam).
Tương tự cuộc tranh luận đầu tiên, không có cái bắt tay giữa hai đối thủ do những biện pháp hạn chế chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Hai ứng cử viên gật đầu chào nhau và duy trì khoảng cách 4m.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, chủ đề đầu tiên mà đương kim Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa và cựu Phó Tổng thống Joe Biden tranh luận là đại dịch COVID-19.
Người điều phối Kristen Welker đã đề cập tới tuyên bố của Tổng thống Trump về việc Mỹ sẽ có vaccine phòng COVID-19 "trong vài tuần tới" và đặt câu hỏi liệu đây có phải là sự đảm bảo về thời điểm ra mắt vaccine hay không.
Tổng thống Trump cho biết "đó không phải là một sự đảm bảo, nhưng tôi nghĩ sẽ có vaccine vào cuối năm nay".
Dù bà Welker lưu ý rằng theo các chuyên gia, sẽ mất nhiều tháng trước khi vaccine phòng COVID-19 được phổ biến rộng rãi và việc tuân thủ các quy tắc an toàn như đeo khẩu trang vẫn cần thiết từ nay cho đến năm 2021, Tổng thống Trump nhấn mạnh: "Tôi nghĩ khung thời gian của tôi sẽ chính xác hơn".
Đương kim Tổng thống cũng xoáy vào việc ứng cử viên Biden ủng hộ các bang đóng cửa nền kinh tế để ngăn chặn dịch bệnh, cho rằng điều này gây tổn hại cho cuộc sống của người dân.
Ông khẳng định không thể coi việc đóng cửa đất nước giống như việc ông Biden tự “nhốt mình” trong tầng hầm, đồng thời lập luận ngay cả khi ông Biden khẳng định ủng hộ việc tuân thủ các tiêu chuẩn để mở cửa hoặc áp dụng các hạn chế mới thì các thống đốc bang đảng Dân chủ vẫn duy trì tình trạng đóng cửa quá mức.
Theo Tổng thống Trump, trọng tâm của giải pháp là nên tập trung vào việc bảo vệ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là người cao tuổi.
Về phần mình, ứng cử viên Biden bày tỏ hoài nghi về khung thời gian triển khai vaccine phòng COVID-19 của Tổng thống Trump, cho rằng chính quyền hiện tại không có kế hoạch rõ ràng và toàn diện trong công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Ứng cử viên đảng Dân chủ dự đoán Mỹ sắp bước vào một "mùa Đông đen tối", khi số ca mắc COVID-19 tăng mạnh tại hàng chục bang trên cả nước.
Ông cũng viện dẫn số liệu cho thấy đã có khoảng 220.000 người Mỹ tử vong do COVID-19, phản ánh cách thức xử lý dịch bệnh không hiệu quả của chính quyền.
Ông Biden cũng thực hiện đúng chiến lược mà các nhà quan sát đưa ra trước cuộc bầu cử, đó là nêu bật sự tương phản trong cách thức xử lý đại dịch giữa ông và Tổng thống Trump, theo đó ông sẽ tập trung vào việc thúc đẩy người dân đeo khẩu trang và xét nghiệm virus SARS-COV-2 nhanh hơn.
Ông nêu rõ: "Tôi sẽ 'cấm cửa' virus chứ không đóng cửa đất nước".
Ông Biden cũng khẳng định sẽ đưa ra các tiêu chuẩn quốc gia để có thể mở cửa các trường học và giúp doanh nghiệp hoạt động trở lại một cách an toàn, đồng thời cung cấp cho họ nguồn lực tài chính.
Không khí tiếp tục nóng lên khi hai ứng cử viên tranh luận về vấn đề tài chính cá nhân.
Tổng thống Trump cho rằng ông Biden đã làm giàu từ những lợi thế trước đây của mình khi giữ chức vụ cao trong chính quyền Mỹ.
Tuy nhiên, ông Biden đã lưu ý rằng ông đã công bố hồ sơ thuế trong hơn hai thập kỷ và không có bằng chứng nào chứng minh cho khẳng định trên của ông Trump.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ cũng khẳng định chưa nhận bất kỳ nguồn tiền nào từ nước ngoài, đồng thời thách thức Tổng thống Trump công khai hồ sơ thuế.
Cuộc tranh luận chuyển sang vấn đề chủ đề an ninh quốc gia, với câu hỏi đầu tiên của người điều phối Welker là về nguy cơ nước ngoài can thiệp bầu cử Mỹ.
Ứng cử viên Biden tuyên bố bất kỳ quốc gia nào can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ sẽ "phải trả giá".
Khi được hỏi về cách thức đối phó với sự can thiệp bầu cử trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng Trump chuyển hướng sang các chi tiết về các giao dịch của ông Hunter Biden, con trai ông Biden, với Ukraine.
Liên quan tới vấn đề chăm sóc y tế, Tổng thống Trump bày tỏ hy vọng Tòa án Tối cao sẽ hủy bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng, còn gọi là Obamacare.
Về phần mình, ông Biden cho biết nếu đắc cử tổng thống, ông ủng hộ Obamacare cùng với quyền được lựa chọn của người dân, gọi kế hoạch của ông là "Bidencare".
Ứng cử viên đảng Dân chủ cũng nhấn mạnh ông ủng hộ bảo hiểm tư nhân, nêu rõ "chăm sóc sức khỏe không phải là đặc quyền, đó là quyền. Mọi người đều có quyền được chăm sóc sức khỏe hợp lý".
Giới quan sát nhận định trong khoảng 30 phút đầu tiên, cuộc tranh luận diễn ra khá trật tự. Cả hai ứng cử viên liên tục công kích nhau nhưng hiếm khi xảy ra hành động ngắt lời nhau. Điều này phần nào cho thấy việc tắt micro dường như phát huy hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bầu cử Mỹ 2020: Số phiếu bầu cử sớm gần bằng cuộc bầu cử năm 2016
08:32' - 23/10/2020
Dù còn hơn một tuần nữa mới đến ngày bầu cử chính thức tại Mỹ, nhưng số phiếu bầu sớm đã đạt gần 90% so với cuộc bầu cử trước cách đây 4 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump yêu cầu điều tra con trai ông Biden
08:01' - 21/10/2020
Tổng thống Trump và đội ngũ tranh cử của ông cáo buộc Hunter Biden đã giúp môi giới một cuộc họp giữa một giám đốc điều hành công ty khí đốt Burisma Holdings của Ukraine với ông Joe Biden.
-
Công nghệ
Facebook từ chối 2,2 triệu quảng cáo liên quan tới bầu cử Mỹ 2020
14:00' - 18/10/2020
Facebook từ chối tổng cộng 2,2 triệu quảng cáo trên Facebook và Instagram và rút 120.000 bài viết được cho là cố tình "cản trở bỏ phiếu" trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.