Chủ tịch ADB: Đông Nam Á cần hợp tác để phục hồi sau đại dịch COVID-19
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatsugu Asakawa cho rằng các nước Đông Nam Á đang phục hồi sau đại dịch COVID-19 có thể hưởng lợi từ các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, chuyển đổi kỹ thuật số, chuyển đổi dữ liệu và huy động nguồn thu ngân sách thông qua cải cách.
Ông Masatsugu nêu rõ khi các quốc gia dần dần hồi phục sau dịch COVID-19 và những tác động do đại dịch này gây ra đối với nền kinh tế, thế giới đang đứng trước thời điểm quan trọng.
Đại dịch COVID-19 mang đến cơ hội để tái thiết nhằm phục hồi một cách ổn định, toàn diện và bền vững hơn.
Trên thực tế, các quốc gia ở Đông Nam Á đã phân bổ hơn 420 tỷ USD cho các biện pháp ứng phó với COVID-19.
Theo ông Masatsugu, các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á có thể hưởng lợi từ 3 chính sách quan trọng, gồm đầu tư vào phát triển bền vững môi trường trong 5 lĩnh vực, cụ thể là nông nghiệp, đại dương, đô thị và giao thông, quản lý chất thải và năng lượng sạch, vốn có thể tạo ra 30 triệu việc làm trong khu vực vào năm 2030; mở rộng cơ sở thuế bằng cách tối đa hóa việc tuân thủ quy định về thuế và đơn giản hóa quy trình thực hiện những quy định này; sử dụng hiệu quả hơn nguồn dữ liệu lớn để có thể tận dụng quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của khu vực nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội và giáo dục.
Cũng theo Chủ tịch ADB, tất cả các biện pháp nêu trên đều đòi hỏi sự hợp tác và chia sẻ kiến thức.
Tham gia hội nghị trực tuyến kéo dài 2 ngày này có hơn 3.400 quan chức chính phủ, đại diện khu vực tư nhân và các đại biểu khác tới từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngân hàng ADB được thành lập vào năm 1966. Hiện ADB có tổng cộng 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mục tiêu của ngân hàng là tăng cường nỗ lực xóa đói giảm nghèo, giúp khu vực châu Á-Thái Bình Dương đạt được thịnh vượng và bền vững./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
Accenture: Doanh nghiệp Anh kỳ vọng nhiều vào sự phục hồi hoạt động trong năm 2021
10:56' - 16/03/2021
68% doanh nghiệp Anh dự kiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ gia tăng, trong khi 11% đưa ra nhận định ngược lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Xuất nhập khẩu hàng hóa có thể cán mốc 600 tỷ USD
11:12' - 21/04/2021
Mặc dù chưa kết thúc tháng đầu tiên của quý II nhưng giới phân tích vẫn cho rằng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm nay có thể cán mốc 600 tỷ USD.
-
Ý kiến
Nông sản Việt: Bài 4: Tôn vinh những doanh nghiệp vừa và nhỏ
09:05' - 21/04/2021
Những doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhân tố bền bỉ, vững vàng, có sức đề kháng mạnh mẽ trước những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, góp phần giúp nền kinh tế đứng vững và có bước tăng trưởng.
-
Ý kiến
ZEW: Niềm tin của nhà đầu tư vào đà phục hồi kinh tế Đức giảm
07:15' - 21/04/2021
Niềm tin của nhà đầu tư vào đà phục hồi của kinh tế Đức bất ngờ giảm sau khi chính phủ đánh đi tín hiệu thắt chặt hơn nữa các chính sách hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến
IMF kêu gọi tăng chi tiêu để thúc đẩy kinh tế thế giới
08:39' - 20/04/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục chi thêm tiền để thúc đẩy kinh tế thế giới và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
-
Ý kiến
WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
07:40' - 20/04/2021
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới có những công cụ để đưa đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 toàn cầu vào tầm kiểm soát trong những tháng tới.
-
Ý kiến
Truyền thông Ukraine đánh giá cao thành công của Việt Nam trong đổi mới kinh tế
07:32' - 19/04/2021
Nhiều tờ báo lớn, uy tín tại Ukraine đã đăng tải các bài phân tích, bình luận về thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế cũng như trong công tác kiện toàn nhân sự cấp cao.
-
Ý kiến
BFA: Châu Á tăng trưởng tối thiểu 6,5% trong năm 2021
19:10' - 18/04/2021
Theo báo cáo được công bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA), tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á vào năm 2021 dự báo sẽ đạt tối thiểu 6,5%.
-
Ý kiến
Làm sao để thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng?
08:45' - 17/04/2021
Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước đến cuối 2020, có khoảng 60-70% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, thậm chí là thực thi chiến lược chuyển đổi số của mình.
-
Ý kiến
Fed: Triển vọng kinh tế Mỹ đang dần cải thiện
10:58' - 16/04/2021
Theo Fed, kinh tế Mỹ vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng triển vọng đang dần được cải thiện.