Chủ tịch Nghị viện châu Âu ủng hộ thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện EU - Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Brussels, Bỉ và Strasbourg, Pháp với tư cách là Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ, chiều 11/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Sassoli.
Chủ tịch EP David Sassoli bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; chúc mừng Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021.
Chủ tịch EP khẳng định ủng hộ thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa EU và Việt Nam, nhấn mạnh EU coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại châu Á-Thái Bình Dương, mong muốn Việt Nam tiếp tục ủng hộ, đóng góp tích cực vào việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa EU và các nước ASEAN.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu khẳng định cá nhân ông và nhiều nghị sỹ ủng hộ việc EP phê chuẩn hiệp định Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam, đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Việt Nam trong quá trình phối hợp với EP và các cơ quan EU chuẩn bị cho bỏ phiếu phê chuẩn hai hiệp định tại EP.
Chủ tịch Sassoli đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để bảo đảm thực thi hiệu quả các hiệp định, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai bên.
Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn khẳng định Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với EU; đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai bên trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua, đặc biệt sau khi Hiệp định Đối tác hợp tác toàn diện (PCA) có hiệu lực; mong muốn lãnh đạo và các nghị sỹ EP tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU trong giai đoạn hợp tác mới sau 30 năm hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 – 2020).
Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cũng đánh giá cao vai trò lãnh đạo, sự ủng hộ của Chủ tịch Sassoli cũng như sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan EP trong tiến trình phê chuẩn các hiệp định EVFTA và EVIPA, hoan nghênh việc EP khóa mới sớm ấn định lịch trình phê chuẩn hai hiệp định ngay đầu nhiệm kỳ hoạt động.
Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn cũng thông báo Quốc hội Việt Nam sẽ sớm xem xét phê chuẩn hai hiệp định, khẳng định các cơ quan liên quan của Việt Nam đã và đang đẩy mạnh các công tác chuẩn bị để thực thi hiệu quả các cam kết, nhất là các cam kết về phát triển bền vững, lao động, môi trường…; đề nghị EP và các cơ quan EU tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong quá trình thực thi hiệp định thời gian tới.
Trong khuôn khổ chuyến làm việc từ ngày 4-12/2, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã có nhiều cuộc làm việc quan trọng với Phó Chủ tịch EP Pedro Silva Pereira, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế EP (INTA) Bernd Lange, Uỷ viên Thương mại Châu Âu Phil Hogan, lãnh đạo nhiều đảng chủ chốt như đảng Nhân dân châu Âu (EPP), Xã hội và Dân chủ (S&D), Châu Âu Đổi mới (RE)…, trưởng đoàn nghị sỹ EP của nhiều nước thành viên EU như Pháp, Phần Lan, Bulgari, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy… và nhiều nghị sỹ nhằm trao đổi những vấn đề hai bên cùng quan tâm, chuẩn bị cuộc cho bỏ phiếu về thông qua hai hiệp định tại EP.
Chủ tịch INTA Bernd Lange và nhiều nghị sỹ cho rằng kết quả bỏ phiếu tích cực về EVFTA và EVIPA tại INTA ngày 21/1 vừa qua phản ánh sự ủng hộ của nhiều nghị sỹ EP đối với hai hiệp định, nhấn mạnh sự chủ động của các cơ quan Việt Nam trong việc chuẩn bị thực thi các cam kết trong các hiệp định và trao đổi thường xuyên với các cơ quan của EP đã tạo cơ sở quan trọng để EP xem xét và chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu.
Lãnh đạo EP, INTA và nhiều nghị sỹ chủ chốt thuộc các nhóm đảng trong EP cho biết họ ủng hộ phê chuẩn EVFTA và EVIPA và sẽ tích cực vận động các nghị sỹ EP bỏ phiếu ủng hộ.
Về lịch trình phê chuẩn, EP đã ấn định lịch bỏ phiếu phê chuẩn hiệp định EVFTA và EVIPA vào ngày 12/2, theo đó EVFTA sẽ là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét phê chuẩn.
Các Hiệp định EVFTA và EVIPA được ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, là các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư có mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện, bao quát các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề phát triển bền vững.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Hiệp định EVFTA và EVIPA dự kiến sẽ giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025. Ủy ban châu Âu ước tính GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035./.
>> Nghị sĩ châu Âu được thông tin sâu rộng về EVFTA và EVIPATin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đã hoàn thiện hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA
18:02' - 22/01/2020
Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu đã họp bỏ phiếu khuyến nghị cho các Nghị sĩ về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA và EVIPA nhận được sự ủng hộ của đa số nghị sĩ INTA
21:53' - 21/01/2020
Tỷ lệ bỏ phiếu thuận cho hai hiệp định tại INTA được đánh giá là cao nhất so với một số FTA gần đây giữa EU và các đối tác.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của EP thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA và EVIPA
18:20' - 21/01/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 5 phiếu trắng, INTA đã nhất trí thông qua khuyến nghị phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56'
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41'
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31'
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.