Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Cộng hòa Pháp
Sáng 26/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Emmanuel Macron và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Tham dự lễ đón có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; các Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Chí Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Cùng dự lễ đón có: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng; Trợ lý Chủ tịch nước Dương Quốc Hưng; Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng.Đông đảo các cháu thiếu nhi Thủ đô có mặt tại Phủ Chủ tịch vẫy cờ hai nước chào đón Tổng thống Emmanuel Macron và Phu nhân cùng Đoàn cấp cao Cộng hòa Pháp.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Emmanuel Macron kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2017 và tái đắc cử vào năm 2022. Chuyến thăm là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quan hệ song phương, nhất là sau khi hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024 nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Chuyến thăm thể hiện sự coi trọng và cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao hai nước đối với việc phát triển quan hệ song phương, đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp đi vào thực chất và hiệu quả. Đoàn xe hộ tống đưa Tổng thống Emmanuel Macron và Phu nhân tiến vào Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân có mặt tại thảm đỏ nồng nhiệt chào đón Tổng thống Emmanuel Macron dẫn đầu Đoàn cấp cao Cộng hòa Pháp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Sau đó, các cháu thiếu nhi Thủ đô tiến tới trao tặng Tổng thống Emmanuel Macron và Phu nhân những bó hoa tươi thắm. Trong tiếng nhạc chào mừng, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Emmanuel Macron đi dọc thảm đỏ trong tiếng vẫy chào của các cháu thiếu nhi để bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Sau khi nghe Quốc thiều hai nước, hai Nguyên thủ rời bục, bước tới cúi chào Quân kỳ và duyệt Đội Danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Emmanuel Macron giới thiệu thành phần Đoàn cấp cao hai nước tham dự Lễ đón. Trải qua hơn 50 năm thiết lập quan hệ, quan hệ hai nước không ngừng được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp nhân chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 9/2013), đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn. Đặc biệt, quan hệ hai nước đã được nâng lên tầm cao mới khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, nay là Tổng Bí thư Tô Lâm, thăm chính thức Cộng hòa Pháp và dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tổ chức tại Pháp vào tháng 10/2024. Dấu mốc này đã đưa Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và việc nâng cấp này đã tạo nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và hiệu quả.Hai nước cũng duy trì nhiều cơ chế trao đổi thường xuyên về chính trị, kinh tế, quốc phòng ở các cấp; luôn phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU và Cộng đồng Pháp ngữ. Ngoài ra, quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước cũng ngày càng phát triển tích cực. Trong hợp tác giáo dục và đào tạo, Pháp luôn coi đây là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác tại Việt Nam.
Cùng với đó, hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân luôn là một điểm sáng trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Hợp tác địa phương cũng là nét đặc thù trong quan hệ Việt-Pháp. Hợp tác kinh tế, thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 5 của Việt Nam và là nhà viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam trong EU. Kim ngạch thương mại song phương liên tục tăng trong nhiều năm qua, đạt 5,42 tỷ USD năm 2024 và 1,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025. Hai nước hợp tác và tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp. Về đầu tư, tính đến tháng 5/2025, Pháp có 700 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 3,95 tỷ USD, đứng thứ 16/147 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, lĩnh vực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam và là những lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các đối tác quốc tế trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, trong khi Pháp mạnh về nghiên cứu khoa học và luôn thuộc tốp những nước đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới. Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm khu vực Đông Nam Á lần này thể hiện rõ ưu tiên chiến lược và tầm quan trọng sâu sắc mà Pháp dành cho mối quan hệ song phương với Việt Nam. Vị thế của Việt Nam là đối tác ASEAN đầu tiên và duy nhất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Pháp càng củng cố điều này. Đồng thời, đây cũng là một bước đi quan trọng trong việc triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp, qua đó khẳng định vai trò then chốt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Pháp tại khu vực. Sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Emmanuel Macron dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai nước thời gian qua và đề xuất các phương hướng hợp tác thời gian tới. Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác và gặp gỡ báo chí.Nguồn: https://baotintuc.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-luong-cuong-chu-tri-le-don-cap-nha-nuoc-tong-thong-cong-hoa-phap-20250526101229548.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Pháp mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn
15:35' - 22/05/2025
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ hai nước khi được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thương mại nông lâm thủy sản
21:25' - 28/05/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy hội đàm với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thống nhất tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng, khơi thông “luồng xanh” vải thiều và hợp tác nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội
21:22' - 28/05/2025
Chiều 29/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với công nhân: Gỡ khó nhà ở, nâng lương, chăm lo an sinh
21:04' - 28/05/2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại hơn 200 công nhân, lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về nhà ở, lương, bảo hiểm, an sinh – hưởng ứng Tháng Công nhân 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo sự kết nối hiệu quả hơn giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế
19:42' - 28/05/2025
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện vì môi trường xanh, biển sạch
19:19' - 28/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, kêu gọi chung tay chống ô nhiễm nhựa và bảo vệ đại dương xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Truy xuất nguồn gốc: Chìa khoá bảo vệ người tiêu dùng trước nạn hàng giả
18:51' - 28/05/2025
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đóng vai trò then chốt trong minh bạch hóa thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, giữ gìn uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nauy cam kết hỗ trợ hành trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam
16:29' - 28/05/2025
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi các bài trình bày kỹ thuật cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất về các công nghệ chủ chốt như điện gió ngoài khơi, hydrogen...