Chủ tịch nước Lương Cường gặp gỡ lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu Chile
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 11/11, tại thủ đô Santiago de Chile, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với lãnh đạo các doanh nghiệp tiêu biểu thuộc Hiệp hội thúc đẩy sản xuất Chile (SOFOFA).
SOFOFA được thành lập từ năm 1883 với sự tham gia của 22 hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất của Chile gồm hơn 160 công ty thành viên, trong đó hơn một nửa là các công ty có số vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán Chile.
Ngoài ra còn có sự góp mặt của 49 tổ chức công đoàn đại diện cho các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Chile như các nhà cung cấp khai thác mỏ, lâm nghiệp, bột giấy và giấy, công nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng và logistics, năng lượng, rượu vang, bán lẻ, công nghệ thông tin…
Chia sẻ tại cuộc gặp, đại diện các tập đoàn, công ty hàng đầu của Chile đều đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam; mong muốn doanh nghiệp hai nước tận dụng một cách tốt nhất các hiệp định thương mại mà hai nước là thành viên.
Đại diện các doanh nghiệp Chile bày tỏ sự ngưỡng mộ trước những bước phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, đồng thời hy vọng sẽ tìm kiếm được thêm nhiều thỏa thuận hợp tác với các đối tác mới để tiến vào thị trường Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Khẳng định chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, các doanh nghiệp bày tỏ hy vọng được hợp tác với các đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực như khai khoáng, ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin và một số lĩnh vực khác, đồng thời mong nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan hữu quan Việt Nam để sớm có cơ hội hợp tác, phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.
Phát biểu ý kiến tại cuộc gặp, Chủ tịch nước đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với SOFOFA và Đại sứ quán Việt Nam tại Chile để tổ chức một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước tới Chile và hướng tới kỷ niệm 10 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Chile (2014 - 2024).
Chủ tịch nước nhấn mạnh, chính phủ Chile qua các thời kỳ luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trong khi Việt Nam xác định Chile là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn làm sâu sắc quan hệ trên nhiều lĩnh vực.
Chủ tịch nước cho biết, trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại luôn chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ hai nước và đã có nhiều bước tiến đáng kể. Kim ngạch thương mại song phương tính đến tháng 9/2024 đạt 1,57 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Chile đạt 1,2 tỷ USD; qua đó củng cố vị thế của Chile là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Chile tại ASEAN. Về đầu tư, Chile có bốn dự án với tổng vốn đăng ký đạt 0,3 triệu USD tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Đánh giá dù đã đạt được những thành tựu, nhưng tiềm năng hợp tác của hai nước vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, Chủ tịch nước gợi mở một số hướng cho sự hợp tác của các doanh nghiệp hai bên, theo đó hai bên cùng thực thi hiệu quả và tận dụng tối đa các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chile (VCFTA), không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả hai quốc gia mà còn cũng có quan hệ ngoại giao, văn hóa và xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác trong tương lai.
Chủ tịch nước cũng đề nghị các nhà đầu tư Chile nghiên cứu, mở rộng hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực thương mại, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, khai khoáng và chế biến sâu khoáng sản; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như nông nghiệp công nghệ cao, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, công nghệ cao.
Cùng với đó, theo Chủ tịch nước các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là SOFOFA, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Chile, kết nối cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan của hai bên, phát huy vai trò là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp và đối tác quốc tế, giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư, cũng như bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân; cam kết tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và Chile nói riêng.
Chủ tịch nước tin tưởng rằng, hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Chile quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển ngày càng tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC
21:14' - 08/11/2024
Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
18:26' - 08/11/2024
Chiều 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã có cuộc Hội đàm trực tuyến để trao đổi về tình hình hai nước và quan hệ Việt Nam - Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước
11:54' - 22/10/2024
Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định
19:26' - 13/11/2024
Chiều 13/11, Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bước tiến mới trong quan hệ thương mại Việt Nam – Israel
19:19' - 13/11/2024
Ước tính cả năm 2024 giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Israel có thể đạt trên 3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 850 triệu USD và nhập khẩu đạt trên 2,15 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng
19:14' - 13/11/2024
Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026
18:12' - 13/11/2024
Kỳ thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh trong xuất khẩu nông sản sang EU
17:27' - 13/11/2024
Để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng với các đối tác EU, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cần thích ứng với xu thế chuyển đổi xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh ưu tiên bố trí đủ kinh phí thực hiện bồi thường, đẩy nhanh đầu tư công
17:22' - 13/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản số 3243/UBND-GTCN&XD chỉ đạo việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Long Thành - công trình được gửi gắm nhiều kỳ vọng
17:05' - 13/11/2024
Sân bay Long Thành là công trình đặc biệt lớn, được Đảng, Nhà nước, người dân quan tâm, bạn bè quốc tế chú ý, là một trong những nhân tố khởi đầu cho sự vươn mình của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
408 hồ chứa hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn sửa chữa
16:52' - 13/11/2024
Theo ông Nguyễn Đăng Hà, Trưởng phòng An toàn đập và hồ chứa nước, Cục Thủy lợi, hiện nay cả nước có 408 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần làm chủ công nghệ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
14:54' - 13/11/2024
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án cần thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thế, huy động được nguồn nội lực, chủ động nắm được công nghệ chuyển giao và tránh đội vốn.