Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Tọa đàm Hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung
Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp sang thăm cấp Nhà nước tới CHND Trung Hoa và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”, sáng 12/5, tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự và phát biểu tại Tọa đàm Hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc 2017.
Tọa đàm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Bộ Thương mại Trung Quốc, Ủy ban Xúc tiến Thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT) và Tổng Thương hội Trung Hoa tại Hồng Công phối hợp tổ chức.
Dự tọa đàm còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành hai nước, cùng gần 500 đại diện doanh nghiệp hai nước hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ cao, bất động sản, tài chính, nông nghiệp,...
Trong bài phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đánh giá cao tiềm năng và kết quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước thời gian qua; khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư tại Việt Nam và hỗ trợ mạnh mẽ để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang thị trường Trung Quốc, thúc đẩy cân bằng cán cân thương mại song phương.
Phó Thủ tướng Uông Dương đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược phát triển, đi sâu hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất...
Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, trong những năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đạt gần 72 tỷ USD. Việt Nam là cửa ngõ và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN.
Trung Quốc cũng là một trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 11,2 tỷ USD tổng vốn đăng ký và có xu hướng liên tục tăng nhanh, trong đó nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua nền kinh tế mở Hong Kong. Việt Nam cũng đang nổi lên là điểm đến du lịch hấp dẫn của người dân Trung Quốc với những di sản, thắng cảnh nổi tiếng và các đường bay thương mại kết nối giữa hai nước liên tục được mở rộng.
Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín dụng ưu đãi cho Việt Nam ở các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, kết cấu hạ tầng,… Tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng (AIIB) với tư cách là thành viên sáng lập, Việt Nam tin tưởng rằng sẽ có nhiều dự án phát triển hạ tầng trọng điểm tại Việt Nam sẽ được triển khai có hiệu quả trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sau gần 30 năm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế có quy mô trên 220 tỷ USD.
Việt Nam cũng là nền kinh tế mở với quy mô thương mại gấp hơn 1,6 lần GDP. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển sâu rộng với mạng lưới Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã mở rộng không gian kinh tế cho hợp tác và phát triển.
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh trạnh quốc gia, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ chủ động tiếp cận, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; xây dựng nền tảng trong chuỗi giá trị để sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tạo tiền đề cho tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam coi trọng và ưu tiên thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Trung Quốc; mong muốn hai nước tiếp tục phát huy những thành quả hợp tác trong những năm qua, tiến tới chủ động xây dựng định hướng, kế hoạch, giải pháp và lĩnh vực hợp tác cụ thể với tầm nhìn chiến lược dài hạn, tối đa hóa thế mạnh của mỗi nước, cùng tham gia sâu và vươn cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng cộng đồng doanh nghiệp hai nước không chỉ là chủ thể của tiến trình hợp tác kinh tế, mà cần đóng vai trò khởi xướng các ý tưởng đột phá, tạo động lực mới trong thương mại và đầu tư, góp phần củng cố và làm phong phú hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.
Về đầu tư, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh và mong muốn tiếp nhận thêm các dòng vốn đầu tư mới từ Trung Quốc, nhất là những dự án có hàm lượng công nghệ cao tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc mà Việt Nam có nhu cầu, ưu tiên các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ khí, điện tử, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao...
Xuất phát từ định hướng hợp tác với tầm nhìn dài hạn, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đặc biệt chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, quan tâm lợi ích của người lao động và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động an sinh xã hội tại Việt Nam.
Về thương mại, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, với mục tiêu sớm nâng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương lên 100 tỷ USD theo hướng cân bằng cán cân thương mại, Việt Nam mong muốn các sản phẩm nông - thủy - hải sản đã qua chế biến, điện tử, hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ được tiếp cận thuận lợi hơn nữa với thị trường giàu tiềm năng của Trung Quốc.
Đồng thời, tạo điều kiện để các sản phẩm công nghệ, linh kiện đầu vào phục vụ sản xuất cũng như hàng tiêu dùng của Trung Quốc tiếp cận thị trường Việt Nam với sức mua ngày càng tăng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, ổn định lâu dài gắn với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong khuôn khổ tọa đàm, doanh nghiệp hai nước đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực phân phối sữa, thành lập nhà máy sản xuất giống lúa, sản xuất xi măng, du lịch,..../.>>> Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
>>> Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới CHND Trung Hoa
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sự cạnh tranh kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại Trung Đông
05:30' - 12/05/2017
Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc phần lớn vào nguồn năng lượng Trung Đông, đồng thời hai nước cũng rất quan tâm đến việc mở rộng lợi ích kinh tế của mình ở khu vực này.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
19:11' - 11/05/2017
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 11/5, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc)
20:41' - 10/05/2017
Chiều 10/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông, Trung Quốc do ông La Khanh Thụy, Chủ tịch Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông dẫn đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.