Sự cạnh tranh kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại Trung Đông
Vậy Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông là nhằm mục đích gì? Diễn đàn Đông Á số mới ra đã có bài phân tích với nội dung như sau:
Cả hai quốc gia này đang cố gắng củng cố lập trường chính trị của họ trong khu vực và tham gia nhiều hơn vào trò chơi quyền lực chính trị ở Trung Đông.
Cạnh tranh để tiếp cận các nguồn năng lượng, đặc biệt là việc tranh giành quyền khai thác các mỏ dầu, dường như là lý do lớn nhất cho sự cạnh tranh Trung-Nhật ở khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, những quyết định đầu tư và các hoạt động kinh tế khác trong lĩnh vực năng lượng từ cả hai nước đã khiến sự đối đầu trực tiếp giữa họ ngày một gia tăng. Sự cạnh tranh kinh tế Trung-Nhật tại Trung Đông còn thể hiện qua cách họ tiếp cận thị trường và các dự án cơ sở hạ tầng.
Thậm chí, nhiều người còn cho rằng các công ty Nhật Bản và Trung Quốc đã phát động một cuộc “chiến tranh bán hàng” để phục vụ cho các dự án xây dựng ở châu Á, và cả ở khu vực Trung Đông.
Điều đó cho thấy sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, mà còn có thể tác động đến khía cạnh chính trị của họ trong khu vực này.
Kể từ đầu thế kỷ 21, Bắc Kinh và Tokyo đã tìm cách mở rộng vai trò chính trị của họ ở Trung Đông. Ở Trung Quốc, một số người đã gợi ý việc lợi dụng tình hình hỗn loạn của Mùa xuân Arập (ám chỉ đến làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình tại các quốc gia ở thế giới Arập) để cải thiện vị thế của Trung Quốc tại khu vực này.
Về phía mình, Nhật Bản dường như thận trọng trong việc tăng cường can dự vào chính trị ở Trung Đông nhằm thể hiện vị thế của một cường quốc thế giới. Tuy nhiên, cả hai nước đều không muốn tham gia sâu vào các hoạt động chính trị phức tạp ở Trung Đông.
Suy cho cùng, một nguyên nhân quan trọng khiến Trung Đông xuất hiện trong sự cạnh tranh Trung-Nhật là trao cho Nhật Bản cơ hội được loại bỏ việc hạn chế sử dụng vũ lực quân sự trong nửa thế kỷ qua. Chính điều này sẽ gây ra mối lo ngại lớn cho Bắc Kinh.
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, luật về triển khai các lực lượng quân sự ra nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nới lỏng các hạn chế pháp lý do Nhật Bản tự áp đặt. Những diễn biến ở Trung Đông đã tạo ra nhiều cơ hội cho Nhật Bản.
Việc xem xét đưa trở lại Luật Phòng vệ sau Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, ban hành Luật Hợp tác Hòa bình quốc tế năm 1992 và ban hành Luật Các biện pháp đặc biệt về chống khủng bố (ATSML) sau sự kiện 11/9, chỉ là một vài ví dụ điển hình.
Những luật này có hàm ý hoạt động rõ ràng, và các sự kiện ở Trung Đông đã thực sự cho Nhật Bản cơ hội để thực hiện chúng. Theo đó, luật ATSML cho phép Nhật Bản tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình (phi chiến đấu) không thuộc Liên hợp quốc trong các cuộc tấn công quân sự do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan và Iraq.
Năm 2009, việc các lực lượng Nhật Bản tham gia vào nỗ lực chống cướp biển quốc tế ở Vịnh Aden đã tạo cơ hội cho nước này mở rộng khả năng sử dụng các lực lượng quân sự của mình. Thậm chí, Nhật Bản còn thành lập một căn cứ chống hải tặc ở Djibouti vào năm 2011 - căn cứ quân sự đầu tiên của Nhật Bản ở nước ngoài kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đối với Trung Quốc, việc Nhật Bản can dự vào các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cũng như những nới lỏng hạn chế hiến pháp về việc sử dụng sức mạnh quân sự đã khiến Bắc Kinh không khỏi lo lắng.
Trung Quốc cho rằng những bước đi thực tiễn và pháp lý của Nhật Bản trong việc tăng cường can thiệp quân sự sâu hơn ở Trung Đông không những nhằm khôi phục khả năng quân sự mà còn tăng sự hiện diện quân sự của Nhật Bản ở nước ngoài, đồng thời còn phá vỡ trật tự thời hậu chiến năm 1945.
Tuy nhiên, dù Trung Quốc không công khai thách thức các hoạt động quân sự của Nhật Bản ở Trung Đông, nhưng họ cũng không bỏ qua điều đó.
Có thể nói, căn cứ quân sự của Nhật Bản ở Djibouti là một trong những lý do khiến Trung Quốc phải thành lập một căn cứ quân sự ở đó. Trung Đông cũng có thể được coi là khu vực cạnh tranh quân sự Trung-Nhật theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bằng việc thu thập thông tin tình báo quân sự và kinh nghiệm hoạt động của nhau.
Nhìn chung, sự cạnh tranh ảnh hưởng Trung-Nhật ở Trung Đông để lại một số bài học cho các khu vực khác bên ngoài châu Á. Việc thay đổi những ưu tiên đã khiến Trung Quốc và Nhật Bản mở rộng sự can dự của họ, đồng thời tìm kiếm những cơ hội mới tại khu vực này.
Tuy nhiên, không giống như các cường quốc phương Tây, việc chi phối khu vực không phải là mục tiêu độc lập của Trung Quốc hay Nhật Bản. Điều này có nghĩa là nguy cơ cạnh tranh Trung-Nhật ở khu vực này không đáng kể. Do đó, các quốc gia khác muốn can dự ở Trung Đông không nên mong đợi sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ cho các vấn đề khu vực từ hai cường quốc châu Á này./.
- Từ khóa :
- Trung Quốc
- Nhật Bản
- năng lượng
- Trung Đông
- lợi ích kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sức hút của các nước Trung Á đối với Nhật Bản, Nga và Trung Quốc
06:30' - 11/05/2017
Việc xây dựng quan hệ mang tính chiến lược với các nước ở khu vực này sẽ tạo ra những ảnh hưởng có lợi đối với Nhật Bản trong mối quan hệ với Nga và Trung Quốc.
-
Tài chính
Đối thoại Tài chính Nhật - Trung lần thứ 6 tại Nhật Bản
07:50' - 07/05/2017
Các bộ trưởng tài chính Trung Quốc và Nhật Bản ngày 6/5 đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, tài chính tại Đối thoại Tài chính lần thứ 6 tại Yokohama, Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
IMF kêu gọi các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông hạn chế chi tiêu chính phủ
09:20' - 03/05/2017
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông tiếp tục cắt giảm trợ cấp năng lượng, đồng thời triển khai thêm một số cải cách để kiềm chế chi tiêu của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Nhật Bản nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ nhất
13:43' - 18/04/2017
Trung Quốc đã tăng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ mà họ nắm giữ trong tháng 2/2017 thêm 8,6 tỷ USD lên trên 1.059 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.