Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Cố vấn Nhà nước Myanmar
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng gặp Bà Aung San Suu Kyi để cùng chia sẻ những nội dung thúc đẩy hợp tác giữa hai nước; đồng thời nhấn mạnh, hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, vai trò của phụ nữ ngày càng được coi trọng và dần trở nên bình đẳng hơn so với nam giới.
Đặc biệt, nhiều phụ nữ đã trở thành những nhà lãnh đạo đất nước tài giỏi, có uy tín như bà Cố vấn Nhà nước Myanmar.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng rằng, với thế mạnh của phụ nữ là lòng nhân ái, khoan dung, tinh thần tự học hỏi, khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực, bà Aung San Suu Kyi sẽ tiếp tục góp phần đưa đất nước Myanmar phát triển hòa bình, ổn định và giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới.
Cố vấn Nhà nước Myanmar, Bà Aung San Suu Kyi cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp. Thông báo với Chủ tịch Quốc hội về tình hình Myanmar, Bà Aung San Suu Kyi cho biết, hiện nay, Myanmar đã bầu Hạ viện và Chủ tịch Hạ viện mới. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và Myanmar, đặc biệt là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên tầm “Đối tác Hợp tác Toàn diện” nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Myanmar của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 8/2017.Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Myanmar trên mọi lĩnh vực, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam luôn ủng hộ Myanmar trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, hòa giải dân tộc; mong muốn Myanmar phát triển phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân Myanmar có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vị thế của Myanmar trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao.
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước thời gian qua.Hai bên đã triển khai thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội ký vào tháng 7/2013, duy trì thường xuyên các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Quốc hội hai nước và các cơ quan chuyên môn.
Cố vấn Nhà nước Myanmar, Bà Aung San Suu Kyi nêu rõ, trên cương vị của mình, bà luôn ủng hộ và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước vì đây là cơ quan quan trọng, đi đầu trong cải cách. Các đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, tiếng nói và nguyện vọng của người dân, thúc đẩy sự phát triển của đất nước vì lợi ích của nhân dân. Thông báo kết quả hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp Việt Nam, Cố vấn Nhà nước Myanmar cho biết, hai bên đã thảo luận sâu rộng những định hướng thúc đẩy hợp tác, trong đó có khuyến khích các nhà đầu tư sang hợp tác, kinh doanh tại Myanmar và Việt Nam, bàn các biện pháp đưa kim ngạch tăng cao hơn nữa so với hiện nay... Bà Aung San Suu Kyi bày tỏ ấn tượng khi được biết có những Bộ của Việt Nam đã cắt giảm hơn hơn 600 điều kiện đầu tư, kinh doanh; do đó, mong muốn Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chủ tịch Quốc hội cho biết,Việt Nam đang tiến hành cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực thuế, thương mại, hải quan… tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; đang nỗ lực cải thiện, phấn đấu để đưa môi trường kinh doanh vào trong top 4 ASEAN. Chia sẻ những bước tiến mới trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với vai trò là cơ quan lập pháp, Quốc hội Việt Nam đang yêu cầu Chính phủ rà soát các luật, tập trung sửa đổi các quy định còn vướng mắc, tháo gỡ các rào cản pháp lý.Quốc hội sẵn sàng ban hành một luật sửa nhiều luật để đạt được mục tiêu này; đồng thời xác định rõ quan điểm trong soạn thảo và ban hành các đạo luật hiện nay phải bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ, khả thi, có thể triển khai thực hiện ngay, hạn chế thấp nhất việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Chia sẻ quan điểm này với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Cố vấn Nhà nước Myanmar cho biết, các nhà lập pháp Mynamar cũng gặp những vấn đề tương tự nên muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam.Từ thực tiễn của Myanmar, để khắc phục những hạn chế thì nhiệm vụ quan trọng là nâng cao năng lực các Ủy ban trong Quốc hội...
Bà Aung San Suu Kyi cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới cơ quan lập pháp hai nước cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, trong đó có việc tăng cường năng lực cho các nhà lập pháp nữ.
Nhân dịp này, khẳng định Myanmar là thị trường các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn triển khai các hoạt động đầu tư lâu dài, vì lợi ích chung của hai nước, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Cố vấn Nhà nước Myanmar tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại Myanmar. Nhân dịp này, qua Bà Aung San Suu Kyi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi lời chúc mừng tới tân Tổng thống Myanmar U Win Myint và gửi lời chào tới các nhà lãnh đạo Myanmar./. Xem thêm:>>>Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Cố vấn Nhà nước Myanmar
>>>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Cố vấn Nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Myanmar
06:02' - 19/04/2018
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi sẽ thăm chính thức Việt Nam.
-
DN cần biết
Nắm chắc quy định để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Myanmar
18:00' - 17/04/2018
Nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar cần có những chiến lược dài hơi và sự kiên nhẫn bởi những chính sách đầu tư vào thị trường này hoàn toàn không đơn giản.
-
Doanh nghiệp
Viettel phủ kín mạng 4G toàn Đông Dương và Myanmar
18:22' - 05/04/2018
Với lợi thế hạ tầng mạng di động 4G vượt trội của Viettel tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, du khách và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị GMS6-CLV10: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Myanmar
19:46' - 31/03/2018
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6, chiều 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Phó Tổng thống Myanmar U Henry Van Thio.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar
12:23' - 08/03/2018
Sáng 8/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Myanmar, ngài Aye Thar Aung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.