Chủ tịch VCCI: Cần công nhận và cho doanh nghiệp tự chủ trong phòng, chống dịch
Sáng 26/9 tại Hà Nội đã chính thức diễn ra hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tại hội nghị, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, VCCI đã nhận được 357 trang báo cáo, kiến nghị từ 132 hiệp hội doanh nghiệp (bao gồm các hiệp hội trong nước, hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài, Liên minh Hợp tác xã và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp cả nước). Trên cơ sở đó, VCCI đã nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hoạt động và đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị này. Báo cáo dày 52 trang, với phụ lục tổng hợp 192 kiến nghị cụ thể. Theo ông Công, đại dịch COVID-19 đang hoành hành, tàn phá cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Cả nước đang trong cuộc chiến cam go chống lại đại dịch, sức khỏe và tính mạng của nhân dân bị đe doạ, hoạt động của các doanh nghiệp bị đình đốn. Mặc dù khó khăn, nhưng cộng đồng doanh nghiệp cả nước vẫn thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội, đóng góp những nguồn lực to lớn, trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng để chung tay cùng cả nước chống dịch. Tuy nhiên, mỗi tháng qua đi là cả chục nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, rời khỏi thị trường; chuỗi sản xuất bị đứt gãy, tổn thất của cộng đồng doanh nghiệp là vô cùng lớn và có nguy cơ kéo dài. Bức tranh chung của cộng đồng doanh nghiệp đang có sự suy giảm mạnh ở quy mô hoạt động và sự gia tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh.Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2021, đã có trên 85 nghìn doanh nghiệp, tức trên 10% số doanh nghiệp cả nước rút lui khỏi thị trường, trung bình mỗi tháng trên 10 nghìn doanh nghiệp, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2020. Đằng sau mỗi doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là sự mất mát về sinh kế, nguồn sống của người lao động và sự suy giảm của nền kinh tế.
Với ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài, trong 4 tháng trở lại đây tổng cầu nền kinh tế suy giảm, sản xuất, giao thương đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, lao động mất việc làm, chi phí sản xuất, kinh doanh tăng vọt, nhiều đơn hàng bị mất, không ít lĩnh vực kinh tế hoạt động dưới 60% công suất... Tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề đều bị ảnh hưởng tiêu cực, trong đó nghiêm trọng nhất là các lĩnh vực du lịch, chế biến thủy sản, giao thông vận tải. Với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, hiện nay tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp hoạt động nhờ đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”, nhưng cũng vô cùng khó khăn vì chi phí tăng vọt và chỉ có thể huy động từ 30 - 50% số lao động, công suất giảm chỉ còn 40 - 50%. Đơn cử các doanh nghiệp ngành gỗ, đã có trên 50% số doanh nghiệp ngành này tại khu vực Đông Nam Bộ dừng sản xuất và đang đối diện nguy cơ phá sản.Ngành lữ hành, lưu trú và ăn uống chịu tác động vô cùng nghiêm trọng, kéo dài từ năm 2019 đến nay; công suất phòng trung bình cả nước chỉ đạt 15%, nhiều nơi dưới 10% và không ít cơ sở phải đóng cửa. Theo phản ánh từ các hiệp hội doanh nghiệp của các ngành hàng liên quan đến xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, chỉ có từ 15 - 20% các nhà máy sản xuất cầm chừng do đảm bảo phương án “3 tại chỗ”, còn lại phải ngừng ngừng sản xuất.
Về lao động, ông Tấn Công cho biết, theo khảo sát của VCCI trung bình có 90,8% doanh nghiệp đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh. Nói cách khác, cứ khoảng 10 doanh nghiệp thì có 9 doanh nghiệp phải chấp nhận cho người lao động thôi việc do hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả quan trong thời gian dịch bệnh bùng phát.Tình trạng người lao động mất việc làm do ảnh hưởng từ dịch bệnh phổ biến nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung với lần lượt 95%, 93% và 92% doanh nghiệp đang hoạt động ở các vùng này phải cho người lao động thôi việc.
Kết quả khảo sát về sức chịu đựng của doanh nghiệp Việt Nam trước tình trạng kéo dài của dịch bệnh và giãn cách xã hội cho thấy, một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng; trong đó, thấp nhất là lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), lĩnh vực thông tin truyền thông (4,9 tháng) và doanh nghiệp ngành xây dựng là 5,3 tháng.Với tinh thần hội nghị là “không phải để kêu khó, kêu khổ mà để bàn giải pháp” như Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ông Phạm Tấn Công đã thống nhất đại diện cộng đồng doanh nghiệp đề xuất 2 chủ trương chính.
Đó là nhìn nhận các doanh nghiệp là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các doanh nghiệp. “Như trong thời chiến, chúng ta đã trang bị và thành lập các đội dân quân, tự vệ, nâng cao năng lực chiến đấu của cả nước. Trong cuộc chiến lâu dài chống COVID-19, chúng ta cần công nhận và cho doanh nghiệp chủ động tự xét nghiệm, tự điều trị các ca F0 nhẹ tùy theo khả năng, điều kiện của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ, hướng dẫn và ban hành các quy định, chính sách phù hợp”. Cùng với đó, mặt trận kinh tế vững chắc là nền tảng cho chiến thắng trên mặt trận y tế nên cần có chủ trương kiên quyết bảo vệ, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn của doanh nghiệp trong điều kiện sống chung với dịch.“Thời chiến tranh, dù bom đạn ác liệt chúng ta cũng không ngừng sản xuất thì nay dù COVID-19 có diễn ra thế nào cũng phải tìm cách để duy trì sản xuất an toàn. Để làm được điều này cần có chủ trương, nhận thức và quyết tâm thống nhất trong toàn hệ thống chính trị và xã hội”, ông Công cho biết./.
>>>Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nổi bật tuần qua
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
6 nhóm giải pháp giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp
10:52' - 26/09/2021
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ, qua theo dõi và tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp cho thấy, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đề xuất giải pháp cho chuỗi cá tra sau giãn cách xã hội
09:21' - 26/09/2021
Giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tác động lớn đến hoạt động thả giống, nuôi, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cá tra.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp lo thiếu lao động khi phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19
18:13' - 25/09/2021
Công tác kiểm soát dịch COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đã có những tín hiệu tích cực, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn bước vào quá trình khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12'
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48'
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.