Chưa thấy le lói ánh sáng cuối đường hầm cho nước Anh hậu Brexit
Kế hoạch của một số nghị sĩ Bảo thủ nổi loạn nhằm phế truất bà May đã thất bại. Tuy nhiên, nữ chính khách này đã phải đi đến quyết định sẽ từ chức trước khi diễn ra tổng tuyển cử năm 2022.
Nỗi lo lớn nhất hiện nay của Thủ tướng May là liệu có thuyết phục được các nghị sĩ tại Hạ viện bỏ phiếu thông qua thỏa thuận Brexit hay không. Đây là kịch bản "mơ ước" của Thủ tướng May vì hiện giờ bà vẫn đang đối mặt với những khó khăn bủa vây tứ bề, ở cả bên ngoài lẫn trong nội bộ, từ Liên minh châu Âu (EU), đảng Dân chủ Hợp nhất Bắc Ireland (DUP) và từ một số nghị sĩ Bảo thủ.
EU cho biết sẽ không đàm phán lại những nội dung đã thỏa thuận xong với London. Trong khi đó, DUP mà chính phủ dựa vào sự hậu thuẫn của đảng này tại Hạ viện lại yêu cầu Thủ tướng May đàm phán lại với EU phần kế hoạch dự phòng đối với vấn đề đường biên giới Ireland.
Một nỗi lo nữa cho Thủ tướng May và chính phủ của bà là nguy cơ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Hạ viện do Công đảng đối lập của ông Jeremy Corbyn đang phát động.
Với những khó khăn kể trên, con đường đi tới kịch bản thông qua thỏa thuận Brexit tại Hạ viện còn quá xa. Có lẽ triển vọng này sẽ sáng rõ hơn đôi chút sau cuộc họp sắp tới giữa Thủ tướng May và các lãnh đạo EU, dự kiến diễn ra ngày 13-14/12 tại Brussels.
Hiện nay cả EU và Thủ tướng May đều lên tiếng đang chuẩn bị kế hoạch cho Brexit không đạt được thỏa thuận nào. Và điều này dường như đúng ý với những nghị sĩ theo phái hoài nghi châu Âu trong đảng Bảo thủ.
Trên thực tế, bế tắc tại Hạ viện từng khiến Thủ tướng May không thể trình thỏa thuận Brexit trước các nghị sĩ tuần này, vẫn còn tồn tại, trong khi cuộc “nội chiến” 40 năm của đảng Bảo thủ với vấn đề châu Âu vẫn chưa được giải quyết.
Những người thuộc phe cực hữu trong đảng Bảo thủ có thể sẽ cùng với các đảng đối lập, trong đó có cả các nghị sĩ của DUP, ngăn cản được Thủ tướng May đạt đa số phiếu ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà tại Hạ viện.
Với thời gian đang gần hết, sức mạnh của Công đảng đối lập chưa thực sự đủ lớn mạnh để lấn lướt, những nghị sĩ thuộc phái hoài nghi châu Âu trong đảng Bảo thủ có thể nắm giữ được cơ hội "hô mưa gọi bão" tại Hạ viện, và kinh tế Anh tiến gần đến trạng thái “chênh vênh vách đá” cho đến ngày 29/3.
Trong bối cảnh đó, kịch bản Anh “chia tay” EU không đạt được thỏa thuận nào hiện đang nổi lên như một lựa chọn mang tính khả thi cao.
Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019, theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon và luật pháp của Anh. Nếu đến ngày đó không có thỏa thuận nào đạt được và hai bên không kéo dài thêm thời hạn, Anh sẽ trở thành quốc gia ngoài EU mà không có bất kỳ giai đoạn chuyển tiếp nào.
Theo kịch bản này thì ngay sau ngày 29/3/2019, London sẽ mất quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu và không còn tên trong các hiệp định thương mại của EU với các quốc gia khác. Ngân hàng Anh ước tính trong trường hợp này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ giảm 8%.
Khi đó, tương lai chờ đợi nước Anh và EU sẽ là quan hệ chính trị giữa hai bên trở nên mờ nhạt, quan hệ thương mại hoàn toàn chỉ còn dựa trên những điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Anh sẽ phải chịu thuế của EU như các nước ngoài EU, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn định đời sống và việc làm của người dân Anh. Một số nhà sản xuất tại Anh có thể sẽ phải dịch chuyển sản xuất sang EU để tránh việc phải chờ đợi các linh kiện lắp rắp họ đặt hàng bị tắc nghẽn tại cửa khẩu chờ làm thủ tục hải quan khi vào Anh. Tuy vậy, Anh sẽ không phải tuân theo các quy định của Tòa án Tối cao châu Âu.
Tác động với EU cũng không nhỏ, đầu tiên là EU sẽ không có được khoản tiền 13 tỷ bảng mỗi năm do Anh đóng cho ngân sách EU. Đổi lại, nông dân Anh cũng sẽ mất khoản trợ giá 3 tỷ bảng mỗi năm theo chính sách chung của EU. Vấn đề quyền sống và làm việc của 1,3 triệu công dân Anh tại EU và 3,7 triệu công dân EU tại Anh sẽ không rõ ràng.
Có thể nói, vượt qua được vòng bỏ phiếu bất tín nhiệm, Thủ tướng Theresa May đã thực hiện được mong muốn hoàn thành nốt trọng trách đưa nước Anh rời khỏi EU theo đúng ý nguyện của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu 2,5 năm trước.
Tuy nhiên, vẫn chưa hề nhìn thấy được chút ánh sáng le lói nào cuối đường hầm cho tương lai nước Anh sau Brexit.
Ngoài ra, việc bà May tuyên bố từ chức trước tổng tuyển cử 2022 sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực trong đảng, cạnh tranh ngôi vị lãnh đạo đảng, khiến những chia rẽ sâu sắc trong đảng Bảo thủ sẽ trở nên công khai hơn trong thời gian tới, điều này sẽ dẫn tới những bất lợi vô cùng to lớn trong cuộc chạy đua với Công đảng đối lập trong cuộc tổng tuyển cử 2022.
Những gì xảy ra trên chính trường Anh trong mấy tuần qua đủ để thấy một tương lai bất ổn, khó đoán định đang chờ đợi cả nước Anh và đảng Bảo thủ./.
>>>Thủ tướng Anh Theresa May vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệmTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo khả năng Anh phải kéo dài thời hạn Brexit
17:52' - 12/12/2018
Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định, bất kỳ nhà lãnh đạo mới nào của đảng Bảo thủ đều sẽ phải kéo dài thời hạn 29/3/2019, ngày mà nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh tìm kiếm sự nhượng bộ từ EU về Brexit
09:51' - 12/12/2018
Thủ tướng Anh cho biết bà đang thúc giục EU đưa ra một sự đảm bảo rằng giải pháp tránh biên giới “cứng” giữa Cộng hòa Ireland và tỉnh Bắc Ireland của Anh sẽ chỉ là tạm thời.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Âu tăng khá mạnh bất chấp bất ổn từ Brexit
09:44' - 12/12/2018
Phiên 11/12, các thị trường chứng khoán châu Âu tăng điểm khá mạnh bất chấp bất ổn liên quan tới Brexit, trong khi Phố Wall đi xuống sau khi không giữ được đà đi lên hồi đầu phiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.