Thủ tướng Anh tìm kiếm sự nhượng bộ từ EU về Brexit
Ngày 11/12, trong chuyến thăm châu Âu với nỗ lực tìm kiếm sự nhượng bộ cho thỏa thuận về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May đã nhận được câu trả lời từ các nhà lãnh đạo châu Âu: Brussels sẽ không mở lại các cuộc đàm phán.
Một ngày sau khi hoãn một cuộc bỏ phiếu quyết định về thỏa thuận Brexit tại Hạ viện, Thủ tướng Anh cho biết bà đang thúc giục EU đưa ra một sự đảm bảo rằng giải pháp tránh biên giới “cứng” giữa Cộng hòa Ireland và tỉnh Bắc Ireland của Anh sẽ chỉ là tạm thời. Bà May đã đến gặp gỡ Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tại La Hay vào sáng ngày 11/12, sau đó đến Berlin để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel rồi lại qua Brussels để thảo luận với các quan chức cấp cao của EU. Sau một cuộc thảo luận dài và thẳng thắn với Thủ tướng Anh, trên trang Twitter của mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk viết rõ ràng là 27 nước EU muốn giúp đỡ, nhưng vấn đề là họ không biết làm như thế nào. Bà May sau đó đã gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker và Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier.Nhưng câu trả lời của EU đã rõ ràng: EU sẽ đưa ra những đảm bảo về pháp lý về cách thức khối này thực hiện thỏa thuận Brexit, nhưng sẽ không tiến hành đàm phán lại thỏa thuận này mà chỉ có thể làm sáng tỏ thêm một số điểm.
Trong khi đó một số nguồn tin khác cho biết sau cuộc gặp với Thủ tướng Anh, người đồng cấp Đức Angela Merkel nói với các nghị sĩ liên đảng Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) rằng bà thấy "không có cách nào thay đổi" thỏa thuận đã đạt được. . Bà May không đưa ra tuyên bố nào sau cuộc gặp, còn EC cũng hoãn đưa thông tin về việc này sang buổi họp báo hàng ngày diễn ra vào trưa 12/12.Nhà lãnh đạo Anh sẽ tiếp tục các cuộc tham vấn vào ngày 12/12 tại Cộng hòa Ireland, nơi bà sẽ gặp Thủ tướng Ireland Leo Varadkar, tiếp đó sẽ trở lại Brussels vào đêm trước của Hội nghị thượng đỉnh châu Âu dự kiến sẽ bắt đầu các hoạt động dành riêng cho Brexit.
Tại Hội nghị thượng đỉnh của EU vào hai ngày 13 và 14/12, lãnh đạo các nước EU sẽ thảo luận về những diễn tiến mới nhất về Brexit và Thủ tướng Anh dự định sẽ đưa ra những lý lẽ của mình. Với rất ít hy vọng về những thay đổi lớn từ EU, các lựa chọn còn lại cho Vương quốc Anh bao gồm một Brexit không có thỏa thuận dẫn đến một vụ “ly hôn” hỗn loạn, hoặc bà May mạo hiểm đón nhận cơn thịnh nộ của những người ủng hộ Brexit bằng cách hủy quyết định rời EU. Cả đảng Bảo thủ của Thủ tướng May và Công đảng đối lập đều cam kết thực hiện kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, trong đó người Anh đã bỏ phiếu để rời khỏi EU. Nhưng ngày càng có nhiều chính trị gia, cùng với ba trong số bốn cựu thủ tướng còn sống, nói rằng cách duy nhất thoát khỏi tình trạng bế tắc có thể là một cuộc trưng cầu dân ý mới với một lựa chọn ở lại “Mái nhà chung châu Âu”.Tòa án tối cao của EU cũng đưa ra một phán quyết trong tuần này rằng nước Anh có thể từ bỏ Brexit mà không phải chịu hậu quả nào, cho đến khi nước này chính thức rời EU.
>>>Chứng khoán châu Âu tăng khá mạnh bất chấp bất ổn từ Brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức: Khó có thể thay đổi thỏa thuận Brexit
08:04' - 12/12/2018
Đức không thấy có khả năng nào cho việc đàm phán lại thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu (EU), hay còn gọi là Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh ấn định thời điểm bỏ phiếu thỏa thuận Brexit
21:48' - 11/12/2018
Ngày 11/12, Thủ tướng Anh Theresa May đã ấn định thời điểm tổ chức cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận đưa Anh rời khỏi Liên minh châu (EU), hay còn gọi là Brexit, chỉ một ngày sau khi bà hoãn kế hoạch này.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng bảng Anh "chật vật" trước diễn biến bất lợi của Brexit
12:45' - 11/12/2018
Đồng bảng Anh đã giảm xuống gần mức thấp nhất trong 20 tháng so với đồng USD trong phiên 11/12 sau khi Thủ tướng Anh Theresa May hoãn một cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit của bà.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.