Chưa thống nhất về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất tăng 8%, trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị không tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2019.
Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia nêu rõ, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vừa ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo đó, từ nay đến năm 2020, mục tiêu tiếp tục điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đáp ứng mức sống tối thiểu, nhắm tới nhóm lao động có tiền lương thấp nhất trên thị trường và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: GDP, năng suất lao động, tiền lương trên thị trường lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp... để đưa vào thương lượng tiền lương tối thiểu.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, tinh thần cải cách tiền lương tiến tới Nhà nước sẽ không can thiệp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, thúc đẩy cơ chế thương lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, hai bên mới đưa ra các dữ liệu, căn cứ, lập luận với tinh thần thiện chí, xây dựng và sẽ tiếp tục thương lượng để đi đến phương án cuối cùng trong các phiên họp sau, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thông tin.
Trao đổi với phóng viên báo chí, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Trước khi tham gia phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, VCCI đã có buổi làm việc với hiệp hội các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tập hợp ý kiến, quan điểm để trình bày trong cuộc họp này.
Các hiệp hội doanh nghiệp đều kiến nghị chưa nên điều chỉnh mức lương thời gian tới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực chi trả cũng như dùng các kinh phí nếu có để thu xếp lương cho việc đào tạo năng lực, tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu công việc, có thể tăng năng suất lao động, tăng lương tối thiểu trong thời gian tới.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ với doanh nghiệp nhưng ít nhất năm nay phải tăng ở mức 8% và mức tăng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra là hoàn toàn có cơ sở.
Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương đã nêu rõ năm 2020 là kết thúc tăng lương tối thiểu vùng đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu. Chỉ còn 2 năm nữa để đạt lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
Hiện, mức lương đã đáp ứng 93% mức sống tối thiểu, như vậy chỉ còn 8% trong 2 năm.
Nếu năm 2019 không tăng, đến năm 2020 mức tăng lương sẽ rất cao, ông Mai Đức Chính cảnh báo.
Qua khảo sát 150 doanh nghiệp ở cả 4 vùng lương với trên 3.000 phiếu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện có nhiều khởi sắc, tăng trưởng cao, số lượng doanh nghiệp được thành lập mới nhiều hơn số doanh nghiệp giải thể, phá sản. Điều này cho thấy tín hiệu tình hình kinh tế khả quan.
Nhìn tổng thể, hiện nay mức lương của công nhân lao động đã được cải thiện hơn so với năm 2016.
Đặc biệt, sang năm 2017 mức lương của công nhân được cải thiện và tích lũy tăng lên (trước chỉ có 15 đến 16%, nhưng hiện nay là gần 20%). Số lượng công nhân vừa đủ chi tiêu cũng đã tăng lên.
Tuy nhiên, số lượng công nhân lao động không đủ chi tiêu do áp lực cuộc sống cũng tăng lên.
Đây là đối tượng công nhân lao động mà Tổng liên đoàn lao động Việt Nam mong muốn đời sống họ phải được cải thiện nhiều hơn cả.
Kết thúc phiên thương lượng, Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu năm 2019 là 5,3%.
Tuy nhiên, phương án này chưa nhận được sự đồng thuận của cả phía đại diện chủ sử dụng lao động và người lao động. Do vậy, Phiên họp của Hội đồng lần thứ hai sẽ diễn ra vào cuối tháng 7 này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trả lời chất vấn về trả lương hưu cho người lao động bị tù giam trước năm 1995
20:19' - 02/07/2018
Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) về việc trả lương hưu cho người lao động bị tù giam và buộc thôi việc trước ngày 1/1/1995.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng lao động, chính sách tiền lương
12:53' - 21/05/2018
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức nắm tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn.
-
Doanh nghiệp
Cải cách chính sách tiền lương đáp ứng nguyện vọng của người lao động
15:19' - 10/05/2018
Nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi chế độ tiền lương đang có nhiều điểm bất cập là rất cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của toàn thể người lao động trên cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 khóa XII: Thảo luận sâu sắc Đề án Cải cách chính sách tiền lương
20:38' - 09/05/2018
Chiều 9/5, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thảo luận Đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.