Chuẩn hóa quy định và hài hòa thông lệ - ưu tiên hàng đầu của AEC
Ngày 31/12 là dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với việc Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời. Đây sẽ là bước khởi đầu cho một tiến trình mới để hình thành ba trụ cột quan trọng là: Cộng đồng Chính trị-An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC).
Ông Ong Keng Yong, Đại sứ lưu động của Singapore, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Viện Chiến lược và Quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) và nguyên là Tổng Thư ký ASEAN, cho biết các quốc gia ASEAN cần phải tự tìm ra những điểm mạnh riêng.
Một trong các cách để tìm ra biện pháp cạnh tranh như một kim chỉ nam hành động là các nhà lãnh đạo ASEAN có thể tìm cách phát triển thị phần của mỗi nước. Nếu mỗi nước phát triển được thị phần của mình thì tổng thị phần sẽ được mở rộng và thị phần của mỗi nước cũng gia tăng.
Thứ hai là mặc dù cơ cấu nền kinh tế của các nước ASEAN là như nhau, ví dụ như thị trường xuất khẩu, nhưng thực sự nếu nhìn kỹ vào nền sản xuất của từng nước ta sẽ thấy được sự chuyên môn hóa rất rõ. Ví dụ như Singapore là nước sản xuất hàng điện tử nhưng không thực sự sản xuất linh kiện mà chỉ thiết kế các mẫu mã, linh kiện được nhập từ Malaysia và Việt Nam.
Trong chuỗi cung ứng thì mỗi sản phẩm có các linh kiện được sản xuất trên các dây chuyền sản xuất tinh vi. Như vậy, Singapore có hai hình thức giao dịch: Nhập các linh kiện từ các nước như Malaysia và Việt Nam và xuất khẩu thành phẩm sang Trung Quốc.
Theo ông Ong Keng Yong, cách thức này sẽ vẫn thành công, nhưng điều mà Singapore cần quan tâm là làm thế nào để thu hút nhân lực tài năng và chất xám. Việt Nam đang sản xuất linh kiện, nhưng nếu có thể phát triển lên mức cao hơn là sản xuất thành phần, điều này là hoàn toàn có thể, thì Việt Nam có thể thay đổi ngược lại dòng thương mại và nhập linh kiện từ Trung Quốc.
Như vậy về tổng thế, điều quan trọng là làm thế nào để thu hút nhân tài, đưa kiến thức và chất xám vào để làm cho sản phẩm cạnh tranh hơn. Điều quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế của ASEAN là chi phí giao dịch phải giảm!
Hiện có quá nhiều quy định ở mỗi nước dẫn đến chi phí của nhà sản xuất tăng cao. Nếu doanh nghiệp ở Singapore sản xuất và xuất khẩu sang Malaysia , rồi từ Malaysia lại xuất khẩu sang Việt Nam thì chi phí bị đội lên khá nhiều. Vì vậy, ý tưởng hiện nay là chuẩn hóa các quy định và hài hòa các thông lệ để sản phẩm của các nước ASEAN có thể cạnh tranh với hàng hóa của Ấn Độ, Trung Quốc…, và thậm chí là hàng hóa từ châu Mỹ Latinh.
Vì vậy, ông Ong Keng Yong cho rằng điểm mấu chốt là phải giảm giá thành sản xuất, kinh doanh từ việc giảm các quy định thủ tục không cần thiết. Và vì vậy, các nước trong khu vực ASEAN nên tập trung vào việc chuẩn hóa các quy định và hài hòa các thủ tục vốn là rào cản đối với việc trao đổi hàng hóa.
Bên cạnh đó, ông Ong Keng Yong cho rằng điều quan trọng nhất đối với tất cả các nước ASEAN là họ đã nhận thức được quá trình di chuyển của lao động, dù là lao động thấp hay cao cấp, đều có trách nhiệm của hai bên: Nước xuất khẩu lao động và nước tiếp nhận nguồn nhân lực.
Cụ thể là nước xuất khẩu lao động cần đảm bảo sự chuẩn bị tốt cho nhân lực về các quy định lao động, đào tạo cho họ về cách thức ứng xử tại nước mà họ được gửi đến. Còn nước tiếp nhận lao động có trách nhiệm chăm sóc các lao động, đào tạo và trả lương đầy đủ cho người lao động, cung cấp cho họ nơi ăn chỗ ở.
Trong 5 năm qua, có thể nói các nước ASEAN đã dần tiệm cận đến tiêu chuẩn chung – đó là nước xuất khẩu và nước tiếp nhận lao động biết phải thực hiện như thế nào. Nhưng hiện nay còn vấn đề là làm thế nào để ngăn chặn các công ty môi giới thực hiện các giao dịch phi pháp với mục đích kiếm lời, vi phạm các quy định và luật pháp, có thể xảy ra do tình trạng tham nhũng ở một số nước...
Đây cũng là vấn đề mà các Bộ trưởng ASEAN đang nỗ lực giải quyết. Điều cần thực hiện hiện nay là làm sao các ngành có thể phối hợp để giải quyết vấn đề này, ví dụ các cơ quan nhà nước phụ trách về Lao động và Nhân lực cần phối hợp với các cơ quan an ninh xuyên quốc gia để đảm bảo người lao động không bị lợi dụng một cách tràn lan bởi các doanh nghiệp môi giới làm ăn phi pháp.
Về việc cộng đồng ASEAN cần xây dựng tầm nhìn sau năm 2015 như thế nào để đảm bảo các quốc gia trong khu vực phát triển đồng đều cũng như bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, ông Ong Keng Yong cho rằng điều quan trọng nhất là các nước ASEAN đang củng cố được những kết quả đã đạt được trong khoảng 5-6 năm hoạt động tích cực đầu tiên – có Tầm nhìn ASEAN 2025 với nhiều hoạt động đa dạng.
Một số hoạt động đã thực hiện khá tốt, hiện cần được thực hiện tốt hơn trong vòng 10 năm tới. Các nước ASEAN cũng cần đảm bảo rằng những công tác chưa thực hiện xong cần phải được hoành thành, những gì đã hoàn thành thì cần được củng cố thêm.
Hiện có nhiều diễn biến trong khu vực và các nhà lãnh đạo của ASEAN đã thể hiện quan điểm rằng việc xây dựng Cộng đồng ASEAN cần phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Mặc dù một số nước thành viên gặp những vấn đề riêng nhưng hiện nay các quốc gia đang thảo luận để tìm ra các biện pháp cùng vượt qua các khó khăn trở ngại, cũng như làm thế nào để cùng nhau thực hiện việc xây dựng Tầm nhìn ASEAN 2025.
- Từ khóa :
- Asean
- cộng đồng asean
- AEC
- cộng đồng kinh tế asean
- singapore
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời
06:30' - 31/12/2015
Ngày 31/12, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman tuyên bố, Cộng đồng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính chức được thành lập, qua đó đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Có sự coi nhẹ thị trường ASEAN
16:01' - 13/12/2015
Các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của ASEAN, nên có sự coi nhẹ và chưa quan tâm, đầu tư chưa đúng mức đối với thị trường này.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN - Khu vực có tiềm năng kinh doanh nổi trội
10:52' - 09/12/2015
Theo nghiên cứu của GEM, tỷ lệ thành lập doanh nghiệp trung bình của ASEAN 14,1% là mức cao nhất đối với cấp độ khu vực và cũng cao đáng kể so với mức trung bình 8,2% của GEM.
-
Kinh tế Việt Nam
Có thể đến năm 2020, hội nhập ASEAN mới có thay đổi rõ nét
06:06' - 01/12/2015
Có thể phải đến năm 2020, hội nhập kinh tế ASEAN mới thực sự đạt được những tiến bộ rõ ràng trong các mục tiêu về loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và di chuyển lao động tay nghề cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
09:21'
Fitch Ratings hôm 16/4 công bố giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mexico ở mức “BBB-” - đầu tư an toàn - bất chấp những biến động về chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tin vui cho tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới
07:35'
Ngày 16/4, Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, ông Osama Rabie, cho biết rằng có một sự cải thiện tích cực trong hoạt động hàng hải qua kênh đào Suez trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh giảm so với dự kiến
16:20' - 16/04/2025
Lạm phát tại Anh tháng 3 đã giảm xuống còn 2,6%, phần nào giúp giảm áp lực cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khi chuẩn bị ứng phó với tác động kinh tế từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới
15:20' - 16/04/2025
Chính phủ Trung Quốc ngày 16/4 đã bổ nhiệm ông Lý Thành Cương (Li Chenggang) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại, thay Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen).
-
Kinh tế Thế giới
4 trụ đỡ giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
14:23' - 16/04/2025
Theo các chiến lược gia Wells Fargo, có bốn yếu tố mang lại tia hy vọng cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.