Chứng khoán ngày 16/12: Cổ phiếu bất động sản tiếp tục “lên ngôi”

15:56' - 16/12/2021
BNEWS Trong phiên giao dịch ngày 16/12, nhóm cổ phiếu bất động sản đã có phiên tăng điểm mạnh mẽ, trong đó có 9 trên 11 mã tăng trần là các mã có vốn hoá nhỏ và trung bình.

Cụ thể, 11 mã chứng khoán trong nhóm bất động sản tăng trần gồm: 

AGG của CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản An Gia tăng trần 6,86% và đóng cửa ở mức 51.400 đồng/cổ phiếu.

AMD của CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone tăng trần 6,98% và đóng cửa ở mức 8.430 đồng/cổ phiếu.

DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng tăng trần 6,99% và đóng cửa ở mức 87.200 đồng/cổ phiếu.

FLC của CTCP Tập đoàn FLC tăng trần 6,75% và đóng cửa ở mức 17.400 đồng/cổ phiếu.

ITA CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo tăng trần 6,79% và đóng cửa ở mức 17.300 đồng/cổ phiếu.

LBC của CTCP Thương mại - Đầu tư Long Biên tăng trần 14,78% và đóng cửa ở mức 13.200 đồng/cổ phiếu.

LDG của CTCP Đầu tư LDG tăng trần 6,99% và đóng cửa ở mức 15.300 đồng/cổ phiếu.

PTL của CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí tăng trần 6,8% và đóng cửa ở mức 15.700 đồng/cổ phiếu.

QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai tăng trần 6,99% và đóng cửa ở mức 15.300 đồng/cổ phiếu.

SID của CTCP Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op tăng trần 14,77% và đóng cửa ở mức 20.200 đồng/cổ phiếu.

TLD của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long tăng trần 6,67% và đóng cửa ở mức 13.600 đồng/cổ phiếu.

Theo các chuyên gia chứng khoán, cổ phiếu bất động sản, hạ tầng bứt phá tăng mạnh mẽ và dòng tiền đang cấp tập đổ vào nhóm bất động sản sau thông tin cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), dư địa phát triển dành cho bất động sản vẫn còn nhiều. Theo VNREA, tỷ trọng ngành bất động sản của Việt Nam năm 2020 chỉ mới đạt 20,89 tỷ USD, chiếm 7,7% GDP cả nước. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỷ trọng này thường chiếm từ 20 - 25% tổng GDP. Do đó, ngành bất động sản tại Việt Nam vẫn kỳ vọng nhiều vào dư địa để phát triển. Vì vậy, việc đầu tư vào các cổ phiếu bất động sản của các doanh nghiệp có quỹ đất lớn và tiềm năng phát triển đang là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư trên sàn giao dịch.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư cho rằng lạm phát có xu hướng tăng lên nên bất động sản và cổ phiếu bất động sản của các doanh nghiệp có quỹ đất lớn chính là “hầm trú ẩn” tốt.

Cũng trong phiên ngày 16/12, ba mã chứng khoán thuộc “họ nhà Vin” tiếp tục được khối ngoại mua ròng với khối lượng lớn nhất trong nhóm bất động sản.

VRE của CTCP Vincom Retail được khối ngoại mua với khối lượng hơn 1,445 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, giá VRE đóng cửa ở mức 30.100 đồng/cổ phiếu, giảm 0,99%.

VHM của CTCP Vinhomes được mua với khối lượng gần 1,405 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, giá VHM đóng cửa ở mức 82.300 đồng/cổ phiếu, giảm 0,36%.

VIC của Tập đoàn VINGROUP với khối lượng hơn 1,032 triệu cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch, VIC đi ngang và đóng cửa ở mức 100.000 đồng/cổ phiếu./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục