Chứng khoán toàn cầu 2016 sẽ biến động mạnh
Thị trường chứng khoán thế giới đã khởi đầu năm 2016 với 4 phiên giao dịch đầu tiên tràn ngập trong sắc đỏ. Chỉ tính riêng trong ngày mở cửa đầu tiên của năm 2016, các thị trường chứng khoán trên thế giới đều đã kết thúc phiên với mức giảm điểm mạnh trong đó sàn giao dịch Thượng Hải giảm tới 7%, khiến nhà chức trách Trung Quốc đã phải dừng phiên giao dịch giữa giờ để tránh thị trường hoảng loạn.
Các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng giảm mạnh trong đó chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 2,47%, chỉ số DAX của Đức giảm tới 4,28%, chỉ số Dow Jones của Mỹ cũng giảm 2,4%. Các chỉ số chứng khoán trên thế giới giảm mạnh do lo ngại về sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc và những căng thẳng địa chính trị, nhất là tại khu vực Trung Đông, Đông Bắc Á, mà gần đây nhất là những căng thẳng giữa Iran với Saudia Arabia và tình hình phức tạp tại bán đảo Triều Tiên.
2015 là năm “đen tối” đối với thị trường chứng khoán các nước mới nổi. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index đã giảm mạnh tới hơn 16%. Các nước lớn như Trung Quốc , Brazil và Nga, vẫn còn sa lầy trong khó khăn kinh tế nghiêm trọng. Ngoài ra, những tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine, nguy cơ của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, khả năng nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc, việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Sang năm 2016, các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ tiếp tục làm các thị trường chứng khoán biến động mạnh. Trong năm nay, nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiến hành 2 đợt tăng lãi suất cơ bản nữa với mỗi lần có thể là 0,25%. Việc Fed - Ngân hàng trung ương Mỹ - tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ khiến đồng USD tiếp tục tăng giá và hút vốn về Mỹ từ đó có tác động tiêu cực tới các thị trường chứng khoán toàn cầu.
Ngược lại với Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng tiếp tục mở rộng gói nới lỏng tiền tệ (QE) bắt đầu từ tháng 3/2015 khiến dòng tiền tại khu vực Eurozone thêm dồi dào và tạo sức ép khiến đồng euro giảm giá. Những khác biệt về chính sách tiền tệ kết hợp với việc gia tăng các cuộc xung đột khu vực, những căng thẳng địa chính trị và nguy cơ lây lan khó khăn kinh tế của các nước mới nổi có thể làm tăng biến động trong năm 2016.
Trong bối cảnh trên, các nhà phân tích và các nhà quản lý chỉ mong đợi một sự tăng trưởng hạn chế của các chỉ số chứng khoán chính của các nước phát triển trong năm 2016; sự tăng điểm chủ yếu trông chờ vào sự tăng trưởng của lợi nhuận doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng chỉ số chứng khoán S&P 500 có thể tăng khoảng 7%, chỉ số Stoxx Europe 600 có thể tăng khoảng 8% lên quanh mức 400 điểm, chỉ số EuroStoxx 50 có thể tăng gần 10% lên quanh mức 3.500 điểm. Riêng chỉ số chứng khoán CAC 40 (Pháp) có thể tăng tới 15% lên mức 5.250 điểm.
Nhận định về thị trường chứng khoán trong năm 2016, phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng Trung Quốc vẫn là yếu tố chính có ảnh hưởng lớn tới triển vọng của các thị trường toàn cầu. Sự giảm tốc cũng như triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa và sự cân bằng trên thị trường tiền tệ.
Hơn nữa, những tác động từ hoạt động kinh tế yếu kém tại Trung Quốc có thể lan ra toàn cầu, gây tổn thương cho tất cả các nền kinh tế, nhất là các thị trường mới nổi. Bất chấp những tín hiệu dè dặt cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ bình ổn trở lại, song nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn tiềm ẩn những thách thức ở mức độ rất cao về tín dụng và nợ công.
Giá cả hàng hóa cũng là một yếu tố khác được giới phân tích cho là sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán trong năm 2016. Nếu giá dầu tiếp tục giảm sẽ nảy sinh thêm nhiều hệ lụy. Một số nhà phân tích thậm chí còn dự đoán giá dầu có thể sẽ “chìm” xuống chỉ còn 20 USD/thùng trong thời gian tới.
Các hoạt động khủng bố và bất ổn địa chính trị tại những khu vực “nóng” của thế giới như ở bán đảo Triều Tiên, Trung Đông…, cũng được xem là một trong những mối lo ngại lớn nhất đối với thị trường chứng khoán thế giới năm 2016.
Với thị trường chứng khoán Mỹ, năm 2016 được dự đoán sẽ là một năm đầy “bận rộn”. Hầu hết các chuyên gia đều dự đoán đây sẽ là năm thứ 7 thị trường này tăng trưởng tốt, với chỉ số S&P 500 dự báo sẽ đạt mức 2.207 điểm vào cuối năm 2016, cao hơn 8% so với mức hiện tại.
Tuy nhiên, các chiến lược gia cũng liệt kê một loạt thách thức lớn, từ khả năng có một năm bầu cử có thể gây bất ổn đến một cuộc khủng hoảng trong tương lai, có thể đe dọa nghiêm trọng đến thị trường Phố Wall nói riêng và toàn cầu nói chung. Thị trường chứng khoán châu Á được dự báo là sẽ tiếp tục một năm 2016 “gập gềnh” và bất ổn như năm 2015.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Năm 2016, liệu thế giới có rơi vào khủng hoảng kinh tế?
11:35' - 12/01/2016
Hiếm khi các thị trường tài chính thế giới lại có một khởi đầu Năm Mới nhiều xáo động và bất ngờ như tuần đầu năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Soros cảnh báo về sự tái diễn khủng hoảng toàn cầu 2008
12:24' - 08/01/2016
Nhà tài phiệt Mỹ George Soros cảnh báo sự biến động trên các thị trường toàn cầu, bắt nguồn từ Trung Quốc, đang cho thấy những dấu hiệu về sự tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới 2016: Thận trọng với thách thức phía trước
16:16' - 01/01/2016
OECD cho rằng tăng trưởng chung của toàn thế giới chỉ vào khoảng 3,3% năm 2016, từ mức 3,6% trong lần dự báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống 3,3%
07:03' - 24/12/2015
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa hạ dự báo tăng trưởng chung của toàn thế giới năm 2016 từ mức 3,6% xuống còn 3,3% và không loại trừ một số khu vực có thể rơi vào giảm phát.
-
Chứng khoán
Chứng khoán toàn cầu giảm sâu do giá dầu tụt dốc
09:55' - 12/12/2015
Chứng khoán toàn cầu trong ngày 11/12 đã giảm sâu do giá dầu trên các thị trường tiếp tục tụt dốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.