Chứng khoán tuần từ 25 -29/10: Tìm cơ hội khi VN-Index dao động tích lũy
VN-Index dù liên tiếp thất bại trước ngưỡng tâm lý 1.400 do áp lực bán quanh ngưỡng này tương đối mạnh, nhưng dòng tiền liên tục tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ khiến thị trường trở nên sôi động và hấp dẫn, qua đó nhiều cơ hội đầu tư được tạo ra. Giới phân tích từ công ty chứng khoán cho rằng, dù tuần tới nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục dao động trong vùng tích lũy từ 1.380-1.400, nhưng đây cũng có thể là thời điểm có nhiều cơ hội cho cả nhà đầu tư “lướt sóng” và dài hạn.
Nhà đầu tư đang tỏ ra khá lạc quan
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), tuần qua (từ 18-22/10), VN-Index chủ yếu giao dịch giằng co trong biên độ hẹp và nhìn chung có sự tranh chấp quyết liệt giữa bên mua và bên bán. Sau xu hướng tăng tích cực trong tuần trước, áp lực chốt lời mạnh quanh ngưỡng 1.400 đã khiến chỉ số nhìn chung chỉ dao động đi ngang quanh mốc 1.390 điểm trong 3 ngày đầu tuần (từ 18 - 20/10) mà không ghi nhận nhịp tăng hay giảm đáng kể nào.
Tuy áp lực chốt lời ngắn hạn một lần nữa quay trở lại vào nửa sau phiên ngày thứ năm (21/10), nhưng chỉ số vẫn không bị đẩy lùi về dưới ngưỡng 1.380 điểm. Phiên ngày thứ sáu (22/10), chỉ số một lần nữa quay trở lại xu hướng giằng co quanh ngưỡng 1.390 điểm trước sự “đấu tranh” quyết liệt giữa phe mua và phe bán và theo đó, chỉ số kết tuần giao dịch giảm nhẹ so với cuối tuần trước.
Dù vậy, chỉ số tiếp tục ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp trên ngưỡng 1.370 điểm cho thấy nhà đầu tư đang tỏ ra khá lạc quan với thị trường hiện tại. Tuy nhiên, dòng tiền có vẻ như vẫn đang "né tránh" nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn - vốn là những cổ phiếu đã ghi nhận mức tăng vượt trội so với chỉ số chung trong giai đoạn nửa đầu năm nay.
Theo đó, VCBS tiếp tục kỳ vọng VN-Index sẽ dao động tích lũy trong vùng 1.380-1.400 điểm trong một vài tuần tới và có thể kèm theo đó là xu hướng tăng, giảm phân hóa rõ nét hơn trong nhóm vốn hóa lớn.
Do vậy, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội "lướt sóng" ở các cổ phiếu vốn hóa trung bình đang bước vào nhịp tăng nóng trong tuần qua thuộc nhóm bất động sản và chứng khoán. Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể tận dụng giai đoạn “lình xình” trên thị trường ở thời điểm hiện tại tích lũy thêm các cổ phiếu mục tiêu, nhưng nên hạn chế gia tăng margin (giao dịch vay ký quỹ) và giữ lại một phần sức mua để sẵn sàng giải ngân theo chiều lên nếu thị trường xuất hiện tín hiệu bứt phá trong tuần tới, các chuyên gia từ VCBS khuyến nghị.
Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nêu quan điểm, thị trường đã cắt mạch giảm 3 phiên liên tiếp bằng phiên phục hồi cuối tuần. Nhóm cổ phiếu bluechips (cổ phiếu nhận được sự chú ý đặc biệt của mọi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và mang tính dẫn dắt thị trường) tuần này giảm 4 phiên liên tiếp là nguyên nhân kìm hãm thị trường chung.
Ngược lại, nhóm midcap (cổ phiếu vốn hóa vừa) và smallcap (cổ phiếu vốn hóa nhỏ) ngược dòng thị trường để lập các đỉnh cao mới. Tỷ suất lợi nhuận ở các cổ phiếu vừa và nhỏ đang hấp dẫn hơn so với nhóm cổ phiếu bluechips có thể khiến dòng tiền tiếp tục giảm ở nhóm cổ phiếu lớn và qua đó gây ảnh hưởng đến thị trường chung. Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index có ngưỡng hỗ trợ ở 1.375 điểm
Về diễn biến thị trường, kết thúc tuần giao dịch từ 18 - 22/10, VN-Index giảm 3,46 điểm xuống 1.389,24 điểm; HNX-Index tăng 6,37 điểm lên 391,21 điểm.
Thanh khoản gia tăng so với tuần trước đó và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 phiên với khoảng 24.700 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HOSE tăng 2,2% lên 110.405 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng tăng 3,5% lên 3.790 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 3,8% lên 13.294 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng tăng 15,6% lên 652 triệu cổ phiếu.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), các nhóm ngành cổ phiếu chính có sự phân hóa mạnh trong tuần qua.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất với 1,4% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu trong nhóm như CTG giảm 3,3%, VCB giảm 2,3%, ACB giảm 1,9%, MBB giảm 1,8%, VPB giảm 0,8%, TCB giảm 0,6%, BID giảm 0,5%...
Tiếp theo là nhóm công nghệ thông tin với mức giảm 1,3% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức giảm của trụ cột là FPT giảm 2,7% và CMG giảm 1,8%.
Ngành dịch vụ tiêu dùng cũng giảm 1,3% giá trị vốn hoá; trong đó, các cổ phiếu hàng không như SCS giảm 1,3%, HVN giảm 0,4%; cổ phiếu bán lẻ như: MWG giảm 3,6%, DGW giảm 2,4%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngành công nghiệp tăng mạnh nhất với 2% giá trị vốn hóa, nhờ GEX tăng 0,2%, CII tăng 0,8%, CTD tăng 1,9%, PC1 tăng 2,8%, BMP tăng 3%, REE tăng 4,1%,
Nhóm ngành cổ phiếu tài chính tăng 1% giá trị vốn hóa; trong đó, các mã bất động sản như: NVL tăng 1,3%, KDH tăng 3,9%, PDR tăng 8,4%, DIG tăng 13,9%, NLG tăng 16,1%; cổ phiếu chứng khoán như VND tăng 1,4%; cổ phiếu bảo hiểm như BVH tăng 0,8%, BMI tăng 4,7%, MIG tăng 6,5%, PVI tăng 8,3%, ABI tăng 9,3%...
Cổ phiếu ngành dầu khí tăng 0,1% giá trị vốn hóa, nhóm cổ phiếu tiện ích cộng đồng và nguyên vật liệu đều tăng 0,2% giá trị vốn hóa, nhóm dược phẩm và y tế tăng 0,4 giá trị vốn hóa.
Theo SHS, thị trường điều chỉnh nhẹ trong tuần qua khi mà chỉ số VN-Index liên tiếp thất bại trước ngưỡng tâm lý 1.400 điểm. Thanh khoản trong tuần qua tăng nhẹ và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất, cho thấy áp lực bán quanh ngưỡng 1.400 điểm là tương đối mạnh đã khiến thị trường thoái lui ngay sau đó.
Khối ngoại cũng bán ròng mạnh với hơn 3.500 tỷ đồng trên hai sàn cũng gây nên áp lực điều chỉnh lên thị trường.
Tuy nhiên, với việc tiếp tục kết tuần trên vùng hỗ trợ 1.375-1.380 điểm nên khả năng để VN-Index tiếp tục hướng đến ngưỡng tâm lý 1.400 điểm trong tuần tiếp theo là vẫn còn.
Trong kịch bản tiêu cực, nếu áp lực bán gia tăng thì VN-Index có khả năng sẽ cần kiểm tra lại lực cầu trong vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.375-1.380 điểm.
Chứng khoán Mỹ trở lại mức cao nhất lịch sử
Tính chung cả tuần qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ ghi nhận đà tăng, đánh dấu chuỗi ba tuần lên điểm liên tiếp của Phố Wall lần đầu tiên kể từ đầu tháng Bảy.
Cụ thể, Dow Jones ghi thêm 1,1%, S&P 500 cộng 1,6%, còn Nasdaq tiến 1,3%. Tính từ đầu tháng 10/2021 đến nay, Dow Jones và S&P 500 đều tăng hơn 5%, còn Nasdaq Composite tăng 4,4%.
Bất chấp những kết quả kinh doanh kém lạc quan trong lĩnh vực công nghệ, nhìn chung mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý III của Mỹ cho đến nay vẫn rất tuyệt vời, thúc đẩy thị trường trở lại mức cao nhất trong lịch sử sau 2 tháng tạm lắng.
Tuy nhiên, Stephen Kolano, Giám đốc đầu tư tại công ty tư vấn đầu tư BNY Mellon Investor Solutions (Mỹ) cho rằng, tình hình thị trường có vẻ vẫn bất định vào cuối năm nay do áp lực chi phí, thiếu hụt lao động, cũng như những nhận định về tình hình kinh tế và xu hướng chính sách tiền tệ từ Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác, ngay cả khi S&P 500 đã tăng 20% kể từ đầu năm nay.
Tại châu Á, các thị trường chứng khoán tục chạy theo hai chiều ngược nhau trong phiên cuối tuần 22/10, dù cho Phố Wall ghi kỷ lục phiên trước đó.
Trong khi đó, một báo cáo cho hay gã khổng lồ phát triển bất động sản Evergrande của Trung Quốc đã trả lợi tức trái phiếu một ngày trước khi thời gian ân hạn kết thúc, qua đó giúp giảm bớt lo ngại về nguy cơ vỡ nợ.
Giá cả thế giới tăng cao và động thái rút dần các biện pháp kích thích kinh tế của nhiều ngân hàng trung ương đã hạn chế đà tăng trên các thị trường trong những tháng qua giữa bối cảnh triển vọng kỷ nguyên lãi suất giá rẻ sắp kết thúc.
Phiên này, chứng khoán Tokyo tăng điểm khi giới đầu tư hoan nghênh thông tin Evergrande đã thực hiện khoản thanh toán trái phiếu quan trọng. Chốt phiên 22/10, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) 0,34% lên 28.804,85 điểm.
Thị trường Hong Kong (Trung Quốc) tăng điểm ngày 22/10, khi có thông tin Evergrande tránh được tình trạng vỡ nợ sau khi trả lợi tức trái phiếu trước khi thời gian ân hạn kết thúc. Chỉ số Hang Seng tăng 0,4% lên 26.126,93 điểm.
Các thị trường Sydney, Singapore, Mumbai và Jakarta tăng nhẹ trong phiên này.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite của sàn Thượng Hải giảm 0,3% xuống 3.582,60 điểm.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đóng cửa phiên 22/10 giảm nhẹ so với phiên trước đó, khi giới đầu tư ngóng chờ những diễn biến tiếp theo về cuộc khủng hoảng nợ Evergrande cùng với đồng won mạnh so với USD. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul giảm 0,04% xuống mức 3.006,16 điểm.
Đà giảm trên thị trường cũng diễn ra tại nhiều thị trường châu Á khác, gồm Wellington, Taipei và Manila./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á tiếp tục biến động trái chiều phiên cuối tuần
19:01' - 22/10/2021
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục chạy theo hai chiều ngược nhau trong phiên 22/10 dù cho Phố Wall ghi kỷ lục phiên trước đó.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu - Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên 21/10
08:09' - 22/10/2021
Chứng khoán thế giới phiên 21/10 diễn biến trái chiều, với chỉ số S&P 500 tại Mỹ kết thúc ở mức kỷ lục nhờ các báo cáo kinh doanh ổn định đã nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á tăng giảm trái chiều phiên 21/10
17:42' - 21/10/2021
Giá cả toàn cầu tăng cao khiến các sàn giao dịch “lung lay” trong phần lớn thời gian giao dịch năm nay khi các ngân hàng trung ương phải thắt chặt các chính sách tiền tệ nới lỏng hỗ trợ nền kinh tế
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán trở lại trạng thái thanh khoản thấp
16:11' - 22/11/2024
Sau 2 phiên hồi phục mạnh với dòng tiền chảy vào thị trường tăng lên, nhà đầu tư chứng khoán hôm nay lại do dự giải ngân khiến thanh khoản giảm mạnh và chỉ số “loanh quanh” vùng tham chiếu.
-
Chứng khoán
Đâu là điểm đảo chiều của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán?
15:39' - 22/11/2024
Câu chuyện dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ rõ ràng hơn trong năm 2025, khi một số nút thắt liên quan đến vấn đề nội tại đang dần được tháo gỡ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin
15:27' - 22/11/2024
Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.
-
Chứng khoán
Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD
12:01' - 22/11/2024
Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 22/11
09:48' - 22/11/2024
Hôm nay 22/11, có 7 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó 6/7 giao dịch là đăng ký mua vào với một số mã là tâm điểm như: DIG, REE, LSS, PHP…
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 22/11
08:51' - 22/11/2024
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm POW, VPB, MWG.
-
Chứng khoán
Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động
07:37' - 22/11/2024
Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á mất đà do dự báo kinh doanh thất vọng của Nvidia
17:48' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 21/11 sau khi tập đoàn công nghệ Nvidia làm các nhà đầu tư thất vọng bởi dự kiến tăng trưởng doanh thu chậm.
-
Chứng khoán
Thanh khoản giảm, thị trường chứng khoán tiếp đà tăng
16:19' - 21/11/2024
Thị trường chứng khoán tiếp tục hồi phục tích cực về mặt điểm số, dù thanh khoản giảm sâu so với phiên giao dịch hôm qua.