Chứng khoán Việt Nam vẫn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn
Ngày 20/7/2000, Trung tâm Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh – HOSE) chính thức khai trương hoạt động đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ khi ra đời, thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp, trở thành “hàn thử biểu” đo lường hiệu quả nền kinh tế. Dù trải qua nhiều thăng trầm và trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu có nhiều rủi ro hiện hữu, chứng khoán Việt Nam vẫn được giới đầu tư nhận định có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Những dấu ấn Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh chính thức khai trương hoạt động vào ngày 20/7/2000 và có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Trong ngày đầu tiên giao dịch, thị trường chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết là REE (Công ty cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (Công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông). Giá trị vốn hóa thị trường khi đó chỉ chưa đầy 400 tỷ đồng.“Nốt lặng” trong năm thứ 22
Cùng với mức độ phổ biến ngày càng tăng, thị trường chứng khoán bắt đầu xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi. Nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh. Nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng. Trước tình hình đó, cơ quan quản lý nhà nước đã mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, cơ quan công an đã khởi tố một loạt vụ án liên quan đến việc thao túng thị trường chứng khoán như ASA, FLC, Louis và 1 vụ án mà các bị can có liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (Tân Hoàng Minh). Không những vậy, một loạt lãnh đạo chủ chốt của ngành chứng khoán cũng bị kỷ luật, cách chức vụ trong Đảng do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để một số tổ chức, cá nhân "vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính”. Vụ việc vừa qua cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước sẽ xử lý mạnh tay đối với các tội danh liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhằm nâng cao tính minh bạch và kỷ luật thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Trước đó, vào năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng rung động mạnh khi lần đầu tiên 4 cá nhân có hành vi thao túng giá chứng khoán (đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Dược Viễn Đông) bị xử lý hình sự, kể từ khi tội danh mới này được bổ sung vào Bộ luật Hình sự, có hiệu lực từ 1/1/2010. Cùng với việc điều tra vi phạm thao túng thị trường chứng khoán trong nước, Chính phủ bắt đầu siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đã khiến nhà đầu tư bán tháo do tâm lý e ngại bất ổn trong ngắn hạn. Chỉ số VN-Index theo đó đã giảm 24,5% từ mức đỉnh 1.530 điểm vào đầu tháng 4 xuống mức thấp nhất trong năm là 1.156 điểm, trước khi đóng cửa tháng 6 ở mức 1.197,6 điểm (giảm 20% kể từ đầu năm). Kỳ vọng vào tương lai Dù thị trường tài chính vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro ngắn hạn, song với nền tảng vĩ mô vững chắc, thị trường chứng khoán Việt Nam được nhận định có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Trong khi lạm phát của Việt Nam vẫn đang được kiểm soát dưới mức mục tiêu của Chính phủ, kỳ vọng tăng trưởng GDP và EPS tương đối cao giúp thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì mức định giá tương đối hấp dẫn, với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tương đối cao và P/E tương đối thấp.Theo ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, đây là tốc độ tăng trưởng hàng quý nhanh nhất trong hơn một thập kỷ nhờ tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh mẽ. Với mức tăng trưởng GDP vượt bậc trong quý II, VinaCapital nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6,5% lên 7,5% trong năm 2022, thậm chí có khả năng GDP của Việt Nam sẽ tăng hơn 7,5% trong năm nay. Hơn nữa, tăng trưởng GDP trong quý III có khả năng vượt 10% so với cùng kỳ năm trước.
“Một số nhà đầu tư lo ngại, nền kinh tế toàn cầu chậm lại, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam nhưng dự báo tăng trưởng GDP 7,5% của chúng tôi đã giả định tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc lớn trong năm nay. Đáng tiếc, thị trường chứng khoán của Việt Nam đã không được hưởng lợi nhiều từ mức tăng trưởng GDP ấn tượng của Việt Nam trong năm. Một phần là do bất ổn của thị trường toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, sự đồng thuận kỳ vọng thu nhập của thị trường sẽ tăng 16% trong năm nay, nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ” - chuyên gia này phân tích. Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam cũng cho rằng, thị trường chứng khoán trong 6 tháng đầu năm có nhiều biến động sau một loạt vụ bắt giữ đối với một số doanh nghiệp lớn đã gây ra tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường. Tuy nhiên, xét về tăng trưởng và lợi nhuận, Việt Nam vẫn đang trên đà thắng lợi, thanh khoản cao thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ sau Thái Lan. Theo ông Ngô Đăng Khoa, Việt Nam cũng đang nỗ lực hết sức để cải tổ thị trường chứng khoán và tiệm cận hơn với những tiêu chuẩn quốc tế nhằm khai phá tiềm năng gia nhập chỉ số các thị trường mới nổi. Tổ chức xếp hạng FTSE đã đưa Việt Nam vào danh sách xem xét khả năng nâng hạng lên thị trường mới nổi, dự kiến vào tháng 9/2022. Tuy Việt Nam vẫn chưa được MSCI đưa vào danh sách xem xét, song nếu thực hiện các cải cách được yêu cầu thì Việt Nam có thể đáp ứng những tiêu chí cần thiết trước tháng 5/2023 (trước đợt xem xét mới). Đặc biệt, mới đây, VSD ra thông báo về việc chuẩn bị hệ thống để triển khai áp dụng việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 với thời gian đề xuất bắt đầu áp dụng từ ngày 29/8/2022. Dù chưa hoàn toàn đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, nhưng việc rút thời gian thanh toán xuống T+2 sẽ giúp nhà đầu tư giảm bớt tiền lãi margin và tiền lãi ứng trước tiền bán, kích thích thanh khoản tăng mạnh. Ngoài ra, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ngày 11/7 vừa qua được xem là hành lang pháp lý quan trọng để thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững hơn. Các chuyên gia cho rằng, với nỗ lực thúc đẩy tính minh bạch và phát triển thị trường vốn Việt Nam trong thời gian gần đây, cũng như sáng kiến để đáp ứng tiêu chí của thị trường mới nổi sẽ giúp thúc đẩy tiến trình nâng hạng thị trường lên mới nổi. Qua đó, thu hút dòng vốn quốc tế chảy mạnh về thị trường Việt Nam, góp phần dẫn vốn hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng mạnh trong phiên 19/7
08:16' - 20/07/2022
Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng điểm trong phiên 19/7, khi các nhà giao dịch hướng tới cuộc họp quan trọng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào cuối tuần này.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 19/7: Cổ phiếu dầu khí bứt phá
16:20' - 19/07/2022
Phiên hôm nay (19/7) ghi nhận lực cầu bắt đáy tham gia mạnh mẽ từ khoảng thời gian phiên chiều đến khi kết phiên, qua đó giúp chỉ số Vn-Index tăng điểm nhẹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán chờ tín hiệu mới
10:00'
Tuần qua, chỉ số VN-Index đã có nhiều phiên tăng điểm liên tục, trở lại vùng đỉnh trước thời điểm công bố thuế quan,
-
Chứng khoán
Tin chứng khoán: 76 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần tới
13:21' - 24/05/2025
Trong tuần tới từ ngày 26-30/5, có 76 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông. Đáng chú ý có nhiều doanh nghiệp mà cổ phiếu là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trên thị trường như: ACV, DPR, SCS…
-
Chứng khoán
Phố Wall chao đảo trước nguy cơ Mỹ áp thuế 50% lên EU
13:20' - 24/05/2025
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận một tuần giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đề xuất áp thuế 50% lên hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU.
-
Chứng khoán
Lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tuần tới (từ 26-30/5): HGM trả cổ tức “khủng” 88%
12:49' - 24/05/2025
Trong tuần tới từ ngày 26-30/5, có 43 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trong đó có nhiều doanh nghiệp trả cổ tức “khủng”, đứng đầu là HGM với 88%, tiếp đến là CCV với 46,3%...
-
Chứng khoán
Thiếu vắng thông tin hỗ trợ, giao dịch chứng khoán trầm lắng
16:22' - 23/05/2025
Giao dịch chậm lại, thị trường "ảm đạm" với thanh khoản thấp, chỉ số dao động trong biên độ rất hẹp là diễn biến của thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ
15:45' - 23/05/2025
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.
-
Chứng khoán
Thanh khoản suy giảm, chứng khoán đi ngang
12:12' - 23/05/2025
Tâm lý phân vân, thận trọng giải ngân bao trùm thị trường chứng khoán. Điều này thể hiện rõ ở việc thanh khoản giảm mạnh và biến động giá của các nhóm cổ phiếu không lớn.
-
Chứng khoán
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp niêm yết Nhật Bản sẽ giảm 7%
11:43' - 23/05/2025
Tổng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết tại Nhật Bản được dự báo sẽ giảm 7% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2026.
-
Chứng khoán
Chứng khoán hôm nay 23/5: 3 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn
08:55' - 23/05/2025
Hôm nay 23/5, có 3 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có nhiều mã chứng khoán là tâm điểm chú ý trên thị trường như: DHC, PVR...