Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
Ngày 7/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị quyết nêu rõ, việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm thống nhất chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, ngành, nhân dân Thủ đô Hà Nội về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước; đến năm 2030, trở thành Thành phố có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Chương trình hành động phải cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW và quán triệt định hướng phát triển, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xác định các nhiệm vụ chủ yếu, thể hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực, được tổ chức tốt để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết.*Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 12.000 - 13.000 USD
Theo Chương trình hành động của Chính phủ, thành phố phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đã đề ra trong Nghị quyết.
Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8,0%; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 8.300 - 8.500 USD, đến năm 2030 đạt khoảng 12.000 - 13.000 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 17%, đến năm 2030 đạt khoảng 20%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 30%, đến năm 2030 đạt khoảng 40%. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 80%; năng suất lao động tăng bình quân đến năm 2025 đạt 7,0-7,5%, đến năm 2030 đạt 7,5%. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 đạt 75%; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đến năm 2025 đạt 50-55%, đến năm 2030 đạt 100%. Tầm nhìn đến năm 2045: Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống, chất lượng cuộc sống cao, với GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.*Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.
Theo đó, công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW. Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới.*Khẩn trương chỉ đạo xây dựng các chương trình cụ thể hóa nhiệm vụ của Nghị quyết
Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp thường xuyên với thành phố Hà Nội, có cơ chế điều hành tập trung, cụ thể để tăng cường phối hợp triển khai các nội dung Nghị quyết.
Thủ đô Hà Nội khẩn trương chỉ đạo các sở, ban, ngành rà soát, kiểm tra, bổ sung kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ để xây dựng các chương trình, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 15-NQ/TW, trong đó trọng tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội đi đầu cả nước hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố "Xanh - Văn hiến - Thông minh - Hiện đại", phát triển thông minh, năng động, hiệu quả, vì con người; trở thành trung tâm - động lực thúc đẩy, dẫn dắt phát triển vùng và cả nước; có sức cạnh tranh khu vực, thế giới, sánh vai thủ đô các nước phát triển cao trong khu vực. Đồng thời chủ động phát triển quan hệ liên kết, trao đổi, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bền vững trên các lĩnh vực, khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế của nhau cùng phát triển. Các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ chủ động phát triển quan hệ liên kết, hợp tác với thành phố Hà Nội trên các lĩnh vực, tạo sự gắn bó và sức mạnh chung để cùng khai thác các tiềm năng, lợi thế của nhau vì sự phát triển chung./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hà Nội có 57 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
18:09' - 07/02/2023
UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở Công Thương Hà Nội về việc đề nghị phê duyệt danh mục địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội sẽ trồng mới 500.000 cây xanh và chỉnh trang đô thị
11:41' - 07/02/2023
Những ngày đầu xuân năm mới Quý Mão 2023, các địa phương trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đang sôi nổi hướng ứng phong trào trồng cây.
-
Công nghệ
Hà Nội: Vận hành ứng dụng Zalo tiếp nhận phản ánh của người dân
11:38' - 07/02/2023
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã quyết định đưa vào vận hành kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về quy định hành chính qua ứng dụng Zalo kể từ ngày 10/2/2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó bão số 3: Hải Phòng đảm bảo an toàn cho người dân và bình ổn thị trường
19:24'
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và bảo đảm ổn định đời sống nhân dân do ảnh hưởng của bão số 3, thành phố Hải Phòng đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bão.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó bão số 3: Ninh Bình không cho tàu, thuyền ra khơi từ 7h00 ngày 21/7
19:24'
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu nghiêm cấm không cho tàu, thuyền ra khơi từ 7h00, ngày 21/7/2025, tạm dừng hoạt động các tuyến đò ngang, đò dọc từ 17h00 ngày 21/7 cho đến khi bão tan.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam tại Hội chợ sách Hong Kong (Trung Quốc)
19:04'
Với chủ đề “Văn hóa ẩm thực và cuộc sống tương lai”, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau đã quảng bá ẩm thực vùng miền của đất nước tại Hội chợ sách Hong Kong lần thứ 35.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thông tin vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Tập trung làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan
18:04'
Chiều 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo khẩn cấp để thông tin chính thức về vụ lật tàu du lịch QN-7105 trên Vịnh Hạ Long vào chiều 19/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Lời cảnh tỉnh đắt giá!
16:11'
Cơn giông bất ngờ, sóng dữ đã nhấn chìm con tàu chở 49 người, cướp đi sinh mạng của 35 người, 4 người vẫn mất tích. Những người sống sót vẫn chưa hết bàng hoàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
15:55'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo "Các địa phương tính toán kỹ lưỡng phương án ứng phó với bão số 3, trong đó, bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với bão số 3: Quảng Ninh tạm dừng cấp phép rời cảng đối với tàu khách
15:54'
Cảng vụ Đường thủy và Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa vừa ban hành công văn khẩn về việc tạm dừng cấp phép rời cảng, bến đối với các phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khoa học, công nghệ phải phục vụ đắc lực vận hành bộ máy và mục tiêu tăng trưởng
12:54'
Thủ tướng cho rằng, cơ bản đã hoàn thiện về thể chế, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn biến bão phức tạp, hành động khẩn cấp để kịp thời phòng, tránh
11:53'
Ngay sau trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại vụ lật tàu ở Quảng Ninh, sáng 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, địa phương để ứng phó với bão số 3.