Chuyển biến tích cực trong hoạt động truyền tải thông tin về an toàn vệ sinh lao động

13:59' - 09/12/2022
BNEWS Hội nghị Mạng thông tin hàng năm được tổ chức nhằm tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động về an toàn vệ sinh lao động.

Ngày 9/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thường niên Mạng Thông tin quốc gia về An toàn vệ sinh lao động năm 2022. Tham dự hội nghị có đại diện của 3 cơ quan đầu mối là Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và đại diện của các bộ ngành khác.

Hội nghị Mạng thông tin hàng năm được tổ chức nhằm tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động về an toàn vệ sinh lao động, qua đó thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan thành viên mạng vì mục tiêu phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động, bảo đảm an toàn và sức khoẻ người lao động.

* Nhiều chuyển biến tích cực

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn Lao động cho biết, năm qua,  nhiều chương trình, thông tin đã được chia sẻ thông qua các hình thức như tạo đàm, thông điệp, cảnh báo, phóng sự, chuyên để... phát thành thường xuyên thông qua các cơ quan báo chí, các báo, tạp chí... Nhiều phong trào, chương trình thu hút được sự tham gia tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, người lao động như phong trào Xanh sạch đep do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; Hội thi toàn quốc cho người làm công tác An toàn vệ sinh lao động lần thứ 1 và 2 được tổ chức ở Quảng Ninh và Vũng Tàu... Các phong trào đã thu hút được sự quan tâm, lan tỏa sâu rộng, tạo sân chơi pháp lý, diễn đàn trao đổi, chia sẻ hiệu quả, thiết thực giữa các doanh nghiệp, cán bộ an toàn viên, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác huấn luyện trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Trong thời gian qua, với sự cố đáng nỗ lực và tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến tích cực và có trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, các cơ quan thành viên mạng, đội ngũ các chuyên gia, cơ quan báo chí truyền thông, đã góp phần thúc đẩy Luật An toàn vệ sinh lao động và các chính sách, chế độ, chính sách về  An toàn vệ sinh lao động đi vào thực tiến, tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức và ý thức của người lao động và doanh nghiệp. 

Đại diện Bộ Xây dựng cho hay, trong các năm 2020-2021, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Xây dựng đã chủ động ban hành “Hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng” và “Hướng dẫn hoạt động thi công xây dựng đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng triển khai thực hiện theo Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ.

Đến nay, có nhiều địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực về công tác quản lý an toàn lao động trong tiêu chuẩn xây dựng. Các cơ quan chuyên môn về xây dựng ở địa phương đã chú trọng, tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành các chỉ thị, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác này theo quy định của pháp luật; ban hành quyết định phân công, phân cấp quản lý tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Giai đoạn vừa qua, công tác quản lý an toàn trong xây dựng đã được Bộ Xây dựng triển khai đồng bộ từ xây dựng pháp luật và các quy định kỹ thuật đến tuyên truyền phổ biến pháp luật và tổ chức triển khai thực thi pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 

Công tác An toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường đã và đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các Bộ, ngành, địa phương coi trọng; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã quan tâm nhất định đến việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, từng bước đầu tư đáng kể để cải tiến công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc và môi trường.

Với vai trò là tổ chức khoa học, công nghệ về An toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và bảo đảm an sinh xã hội vì sự phát triển bền vững, Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có đóng góp không nhỏ vào công tác bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường bằng những công trình nghiên cứu xuất sắc.

Theo ông Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật An toàn Vệ sinh lao động, giai đoạn 2017-2022, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã xây dựng và đang triển khai thực hiện được 63 đề tài các cấp, trong đó: 01 đề tài độc lập cấp Quốc gia, 09 đề tài thuộc chương trình phối hợp, 11 đề tài thuộc chương trình trọng điểm cấp Tổng liên đoàn và 42 đề tài cấp Bộ. Hầu hết các đề tài nghiên cứu đều cho kết quả có tính ứng dụng, có giá trị thực tiễn, được các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tìm cách áp dụng. Các sản phẩm của những công trình nghiên cứu giai đoạn 2017-2022 đáp ứng được nhu cầu đảm bảo An toàn Vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, áp dụng hiệu quả và hoàn toàn là nội lực khoa học công nghệ.

 

* Đẩy mạnh mở rộng thông tin kết nối

Ông Hà Tất Thắng nhận định, những năm tới, các hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin cần tập trung và một số nội dung như tiếp tục đẩy mạnh mở rộng các hình thức kết nối, chia sẻ thông tin kết hợp cả công thức thông tin truyền thống và công thức hiện đại như chia sẻ dữ liệu số công cụ số mạng xã hội để có những sự tiếp cận sủng kịp thời và tăng cường chia sẻ, kết nối đối thoại Tỉnh ủy để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy thực thi Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền, kết nối, chia sẻ các kết quả trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ để ban hành Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025; củng cố và nâng cao chất lượng của hoạt động mạng thông tin; đổi mới, nâng cao chất lượng trong công tác huấn luyện an toàn vệ siêu động bao gồm tài liệu huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy…

Về xu hướng hoạt động của mạng thông tin quốc gia An toàn vệ sinh lao động những năm tới, theo bà Nguyễn Thị Thu Hường, đại diện Cục An toàn lao động, Cục sẽ tiếp tục duy trì những phương thức truyền thông, thông tin hiện có; đổi mới nội dung các tài liệu huấn luyện cần cho thực tiễn, đang rất thiết;mở rộng các hình thức truyền thông mới như mạng xã hội bên cạnh hình thức truyền thông truyền thống để có sự tiếp cận chủ động. Bên cạnh đó, Cục cũng tăng cường sự phối hợp với các kênh truyền thông báo chí, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, và phát động và duy trì phong trào về an toàn, vệ sinh lao động.

Để tăng cường công tác đảm bảo an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động trong tiêu chuẩn xây dựng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, ngành Xây dựng đang hướng tới một số nội dung chính như: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn trong xây dựng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về an toàn trong xây dựng, xử lý nghiêm các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng có hành vi vi phạm về an toàn trong xây dựng. Nghiên cứu, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong tiêu chuẩn xây dựng còn thiếu; rà soát, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cần thiết về an toàn trong xây dựng theo hướng hội nhập quốc tế và phù hợp với định hướng của Đề án 198 “Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng”. Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn lao động trong tiêu chuẩn xây dựng…

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục