Chuyển đổi các hoạt động quản lý trên môi trường số
Đây là nội dung trọng tâm tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới số trực tuyến (ITU Digital World 2020) sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới tại Hà Nội với sự tham gia của các quốc gia trên thế giới.
Mục đích là để thích ứng với đại dịch COVID-19 qua việc chuyển đổi các hoạt động quản lý trên môi trường số. Từ năm 2021, các Bộ và địa phương sẽ triển khai một bảng xếp hạng chuyển đổi số để đo lường mức độ mà cơ quan quản lý đã triển khai các hoạt động trực tuyến trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Hai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đất đai của Việt Nam sẽ được số hóa, cho phép ứng dụng dịch vụ xác thực điện tử vào cuối năm 2021. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm phát triển năng lực và đào tạo kỹ năng số cho Chính phủ và doanh nghiệp, với mục tiêu Việt Nam lọt vào Top 4 nước ASEAN đứng đầu bảng xếp hạng về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc vào năm 2030, và nằm trong top 70 nước trên toàn thế giới.
*Nhanh chóng số hóa cơ sở hạ tầngVới cơ cấu dân số trẻ xấp xỉ 100 triệu người và tốc độ tăng trưởng GDP ổn định khoảng 7% trong 30 năm qua, Việt Nam đang nhanh chóng số hóa cơ sở hạ tầng viễn thông qua triển khai băng thông rộng quốc gia và triển khai 4G/5G là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số và tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Tại các trung tâm đô thị lớn như thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, dịch vụ 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các thành phố thông minh và thúc đẩy cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).Đổi mới khoa học và công nghệ, bao gồm các ứng dụng mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và thực tế ảo/tăng cường (VR/AR) là nền tảng cho chiến lược chính phủ số của Việt Nam. Đồng thời, việc hiện thực hóa chiến lược này cũng cần sự giúp đỡ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các công nghệ mới và mô hình thương mại tại Việt Nam.Việt Nam đã có kinh nghiệm tổ chức thành công các hội nghị trực tuyến cấp cao, như: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.“Hợp tác và thống nhất trong việc phục hồi y tế, xã hội và tác động kinh tế của đại dịch” là chủ đề dự kiến sẽ làm nền tảng cho các cuộc thảo luận tại Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020.Các nội dung về chính phủ số sẽ được giới thiệu tại Hội nghị và Triển lãm thế giới số 2020, sẽ là nền tảng cho sự kiện vật lý tiếp theo - ITU Digital World 2021, được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng 10 năm sau.* Hợp tác trong phục hồi và phát triểnTrọng tâm của sự kiện là các chiến lược quốc gia số đã thay đổi hoặc đang thay đổi như thế nào trong đại dịch COVID-19. Tầm quan trọng thiết yếu của công nghệ số đối với các chính phủ, các nền kinh tế, xã hội và cuộc sống cá nhân, cũng như khoảng cách bất bình đẳng kỹ thuật số giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt, và sự khác biệt rõ ràng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đó là sự chênh lệch về việc tiếp cận kết nối tốc độ cao, đáng tin cậy, cùng các công cụ và kỹ năng, kỹ thuật số để làm việc, học tập và hòa nhập xã hội, và những lợi ích của nó mang lại.Làm thế nào để các chính phủ và các công ty tư nhân có thể phối hợp cùng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để đầu tư vào việc triển khai mạng, chuyển hướng các nguồn lực và các chiến lược tái tập trung để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số? Những công nghệ mới có thể tiết kiệm chi phí nhất hoặc phù hợp với mục đích này? Liệu đại dịch có đủ thúc đẩy nhu cầu hay cần các sáng kiến khác từ phía cầu và ai sẽ là người đi đầu trong việc phát triển các sáng kiến? Làm thế nào chúng ta có thể cùng hợp tác trong phục hồi và phát triển?Trả lời cho những câu hỏi này sẽ có trong các cuộc tranh luận bàn tròn và Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020./.>>> Sắp diễn ra hội nghị bàn tròn cấp Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới Số 2020>>> Viettel mở miễn phí nền tảng trí tuệ nhân tạo "Make in Vietnam"
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cơ hội cho phát triển doanh nghiệp công nghệ số
16:30' - 05/10/2020
Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45'
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24' - 23/11/2024
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14' - 23/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13' - 23/11/2024
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.