Chuyển đổi sang năng lượng sạch tại châu Á- Thái Bình Dương vẫn chậm
Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang là khu vực chiếm 3/4 lượng than đá tiêu thụ trên toàn cầu và cũng giống như nhiều nơi khác trên thế giới, khu vực này đang phải nỗ lực ứng phó với tác động về môi trường và sức khỏe của tình trạng ấm lên toàn cầu, như tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Ấn Độ, các đợt sóng nhiệt và cháy rừng chưa từng thấy ở Australia.
Dù một số quốc gia tiêu thụ than đá hàng đầu như Trung Quốc đã đưa ra những cam kết về trung hòa khí thải carbon, mở ra hy vọng về một tương lai "sạch" hơn, nhưng phần lớn các quốc gia trong khu vực vẫn ghi nhận quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch diễn ra chậm trễ.
Nhà vận động sử dụng năng lượng sạch tại Indonesia, Tata Mustasya cho rằng tốc độ hành động của khu vực chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh không còn nhiều thời gian để chần chừ.Giới phân tích cũng lo ngại những cam kết mà các quốc gia đưa ra không đủ mạnh, như các cam kết dừng xây dựng các nhà máy mới và siết chặt hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa bao gồm những dự án đã được quy hoạch.
Bên cạnh đó, các nước giàu cũng chưa cung cấp đủ những biện pháp hỗ trợ, về tài chính và kỹ thuật, cho các quốc gia nghèo hơn thúc đẩy chuyển đổi năng lượng.
Hiện hoạt động đốt than đá gây ra một lượng lớn khí thải carbon và đây cũng được coi là một mối nguy lớn trong hoàn thành mục tiêu hạn chế mức nhiệt tăng toàn cầu dưới 2 độ C như đã được nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.Tác hại từ hoạt động sử dụng than đá không chỉ làm trầm trọng tình trạng ấm lên toàn cầu mà còn làm gia tăng các nguy cơ đe dọa sức khỏe của người dân địa phương.
Ô nhiễm khí thải và khói bụi dẫn tới các bệnh về hô hấp và bệnh về mắt, trong khi chất thải từ quá trình khai thác và sử dụng than đá dẫn đến ô nhiễm nguồn nước còn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sống dựa vào hoạt động khai thác thủy-hải sản.
Nhu cầu chuyển đổi sang năng lượng sạch đang rất cấp thiết, nhưng khu vực này vẫn đang gặp phải nhiều thách thức.Trung Quốc, nước phát thải nhiều nhất thế giới, mới đây đặt mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2060 và tháng trước Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ dừng hoạt động đầu tư nước ngoài vào các nhà máy điện sử dụng than đá.
Tuy nhiên, kế hoạch chi tiết chưa được công bố cụ thể, trong khi gần 60% hoạt động kinh tế của nước này vẫn dựa vào nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch.
Trong tháng này, giới chức Trung Quốc đã phải yêu cầu các nhà máy than tăng cường sản lượng để ứng phó với tình trạng thiếu điện trên toàn quốc.
Trong khi đó, Nhật Bản, một nhà cung cấp tài chính lớn cho các dự án khai thác than đá ở nước ngoài, cũng đã cam kết siết chặt các quy định về đầu tư cho các nhà máy điện ở nước ngoài nhưng sẽ không dừng các khoản hỗ trợ chính phủ.
Hiện các nước đang phát triển mong muốn nhận được những khoản hỗ trợ phù hợp để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng, trong khi các nước giàu có chưa nhất trí với cam kết cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho những gói cứu trợ này.Một trong những đề nghị chính mà Ấn Độ dự định đưa ra tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) sắp tới tại Vương quốc Anh là quốc tế tăng cường hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Ấn Độ là nước tiêu thụ than đá thứ hai thế giới và đến nay New Delhi vẫn chưa công bố thời hạn đưa mức khí thải carbon ròng về 0.
Chuyên gia phân tích năng lượng cấp cao của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Carlos Fernandez Alvarez cho rằng để đạt được tiến bộ, các nước giàu cần có những cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn với các nước nghèo.
Không nên chỉ dừng lại ở việc đưa ra yêu cầu đóng cửa các nhà máy sử dụng than đá mà cần đề xuất những giải pháp cụ thể về chính sách, về tài chính, công nghệ...
Dù vậy, giới phân tích vẫn chỉ ra những dấu hiệu tích cực được ghi nhận trong thời gian qua. Đó là nhiều cơ quan tài chính châu Á đã dừng hoặc giảm tốc các hoạt động đầu tư cho các dự án than đá.Trung Quốc đã đề ra kế hoạch nâng mức tiêu thụ năng lượng có nguồn gốc từ các nhiên liệu không phải hóa thạch từ 16-20% vào năm 2025, trong khi Ấn Độ cam kết nâng gấp bốn lần lượng điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2030./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội hồi sinh của lĩnh vực năng lượng hạt nhân
06:30' - 18/10/2021
Khi đại dịch COVID-19 đang phát đi dấu hiệu lắng dịu, kinh tế thế giới lại đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến các yếu tố như lạm phát giá khí đốt, giá điện và hiện tượng Trái Đất nóng dần lên.
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và giải pháp
05:30' - 18/10/2021
Ở châu Âu, chi phí khí đốt để sưởi ấm trong tháng Mười ước tính tăng ít nhất 5 lần so với cách đây một năm. Giá khí đốt đã tăng nhanh và hiện ở mức cao gấp nhiều lần so với thời điểm này năm trước.
-
Phân tích - Dự báo
"Lối thoát" nào cho căng thẳng giá năng lượng ở châu Âu?
05:30' - 17/10/2021
Ở châu Âu, giá khí đốt tăng nhanh chóng lên mức cao gấp nhiều lần so với thời điểm này năm trước. Tình trạng đó đang gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân các nước.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng năng lượng - Hồi chuông cảnh tỉnh về nhiên liệu hóa thạch
10:30' - 16/10/2021
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng vào đúng thời điểm nhạy cảm khi mùa Đông lạnh giá tới gần và các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.