Chuyển đổi số giao thông không chỉ là hiện đại hóa quản lý
Lĩnh vực này có mối liên hệ tương hỗ với các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu thụ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc triển khai chuyển đổi số trong giao thông vận tải và logistics sẽ có tác dụng đảm bảo an toàn, hạ giá thành vận tải và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vận tải.
Điều này chính là lý do Chính phủ xem đây là một trong những lĩnh vực trọng yếu cần ưu tiên trong "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030".
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, chuyển đổi số trong ngành giao thông vận tải và logistics là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đưa ra những chỉ đạo quyết liệt. Vì vậy, thời gian gần đây, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành nhiều chương trình, giải pháp yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành tập trung triển khai. Đáng chú ý, các hoạt động của Bộ đã được đưa lên môi trường số, hướng tới việc quản lý và điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu với 3 lĩnh vực chính ưu tiên bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải và an toàn giao thông. Điều này giúp cho ngành giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ, giảm thiểu chi phí trong việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Thông tin về quá trình triển khai chuyển đổi số của ngành giao thông vận tải, ông Lê Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 về "Chương trình chuyển đổi số quốc gia được đến năm 2025, định hướng đến 2030", Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số của ngành và yêu cầu các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai. Lãnh đạo Bộ đã chủ trì nhiều cuộc họp chuyên đề và triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). "Các đơn vị của Bộ phải tạo lập cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực và kết nối với dịch vụ công trực tuyến để hướng tới cung cấp dịch vụ công cho người dân từ khâu nộp hồ sơ, giải quyết các bước đều thực hiện hoàn toàn trên môi trường trực tuyến. Hiện có 3 lĩnh vực được sử dụng nhiều nhất dịch vụ công là đường bộ, đăng kiểm và hàng hải", ông Lê Thanh Tùng thông tin. Với lĩnh vực đường bộ, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: Cục đã duy trì 66 dịch vụ công trực tuyến; trong đó có 41 dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4 và 25 dịch vụ công một phần. Tiêu biểu là việc mở rộng triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia phạm vi toàn quốc từ ngày 14/11/2022. "Việc triển khai cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến đã góp phần giảm bớt thủ tục hồ sơ, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bởi, trung bình cho việc ăn nghỉ, đi lại của người dân ở các xã vùng xa cách trung tâm thành phố khoảng 300 km, mỗi hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe thực hiện theo hình thức trực tuyến tiết kiệm được khoảng 700.000 đồng", ông Nguyễn Xuân Cường chia sẻ. Ngoài ra, Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu các lĩnh vực như quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ; quản lý vận tải, phương tiện và người lái; kiểm soát tải trọng xe; quản lý giám sát, khai thác dữ liệu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ... Đối với lĩnh vực đăng kiểm, tháng 4 vừa qua đã xảy ra quá tải đăng kiểm khiến nhiều chủ xe "mất ăn, mất ngủ" để đi kiểm định xe cơ giới. Nay, nhờ việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, lĩnh vực này đã hóa giải, tạo thuận lợi tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho người dân làm các thủ tục trên môi trường điện tử. Ông Nguyễn Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bày tỏ, từ chỗ phải xếp hàng nộp hồ sơ thì nay, người dân và doanh nghiệp chỉ cần ở nhà đặt lịch hẹn kiểm định, cấp giấy xác nhận gia hạn kiểm định trực tuyến. Trong khi đó, ở lĩnh vực hàng hải, ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho hay: Hiện nay, có 97,5% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cho tàu thuyền vào, rời cảng biển được thực hiện trực tuyến và ký số điện tử qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Việc nộp, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được thực hiện hoàn toàn điện tử. Các giấy phép vào, rời cảng biển cũng được cấp điện tử và được chính quyền hàng hải các nước trên thế giới công nhận. Nhiều doanh nghiệp cho biết, việc làm thủ tục hành chính để các tàu, thuyền ra vào cảng biển hiện nay đã được rút ngắn, chỉ còn khoảng 20-30 phút. Nhờ đó, chỉ tính riêng tiền thuê tàu, mỗi doanh nghiệp vận tải biển cũng tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng/tháng nhờ giảm thời gian tàu nằm chờ. Doanh nghiệp cũng giảm được các chi phí cầu cảng, cầu bến, đi lại, nhân công. Thông tin về kết quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông Vận tải thời gian qua, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Bộ Giao thông Vận tải Lê Thanh Tùng cho biết: Bộ đang duy trì cung cấp 291 dịch vụ công trực tuyến trong tổng số 404 thủ tục hành chính (tỷ lệ 72%). Đồng thời, Bộ đặt mục tiêu cuối năm nay sẽ hoàn thành dữ liệu chung về phương tiện, người điều khiển phương tiện ở cả 5 lĩnh vực và đến tháng 6/2024, số hóa toàn bộ dữ liệu về kết cấu hạ tầng giao thông để theo dõi được các công trình giao thông giống như lý lịch con người. Về triển khai các nhiệm vụ Đề án 06, ông Tùng cho hay, Bộ đang phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh việc xác thực, hiển thị giấy phép lái xe trên ứng dụng VneID; thí điểm triển khai tài khoản định danh điện tử mức độ 2, ứng dụng sinh trắc học cho công dân khi làm thủ tục đi máy bay; mở rộng sử dụng thu phí không dừng tại các cảng hàng không, sân bay…Đối với cao tốc Bắc - Nam, cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2 khi phê duyệt dự án đều có quy định ứng dụng giao thông thông minh, hướng tới hình thành trung tâm điều hành chung hệ thống giao thông đường cao tốc nói riêng và đường bộ nói chung.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng thừa nhận một số khó khăn trong thực hiện chuyển đổi số của Bộ như cập nhật dữ liệu giấy khám sức khỏe trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe. Trong số hơn 1.300 cơ sở y tế kết nối liên thông với cổng dịch vụ công của Bộ Giao thông Vận tải, chỉ có khoảng 30% cơ sở thực hiện việc tải lên tức thì khi có kết quả khám sức khỏe. Số còn lại vẫn cấp kết quả khám bằng giấy và phải nhập thủ công lên hệ thống cấp đổi giấy phép lái xe… Ở một khía cạnh khác, ông Lê Thanh Tùng cho rằng, vẫn còn những khó khăn về nhận thức và sự vào cuộc của người đứng đầu. Ngoài ra, khó khăn đến từ thể chế, do hiện nay thể chế đang được xây dựng phục vụ cho việc thực hiện thủ công, chưa phải cho ứng dụng chuyển đổi số… Chia sẻ thách thức trong quá trình chuyển đổi số, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) nhìn nhận: Thực trạng của chuyển đổi số trong các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn do khác biệt và chênh lệch về cơ sở vật chất, vấn đề lịch sử hoặc ứng dụng công nghệ thông tin.Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách cho việc nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm ứng dụng các công nghệ mới còn thiếu hoặc chưa được quy định rõ ràng, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi triển khai.
Về pháp lý, ông Lê Quang Trung cho rằng, một số quy định pháp luật liên quan đến xác thực điện tử, chia sẻ dữ liệu, định danh… còn chưa được quy định cụ thể. Một số quy định pháp luật gây cản trở khi doanh nghiệp muốn đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ từ nước ngoài. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn tới không có nguồn ngân sách để nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, các bên cần xem xét xây dựng một liên minh công nghệ để tăng cường sự trao đổi chia sẻ và hỗ trợ cho các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ như Viettel, FPT… cần tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics.Trong khi đó, về vấn đề nhân lực, cần xây dựng ban chuyên gia tư vấn, kết nối về chuyển đổi số để cùng trao đổi và đưa ra hướng đi phù hợp cho cộng đồng doanh nghiệp, kiến tạo các nền tảng ứng dụng thích hợp cho khách hàng và người sử dụng…
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về năng lực cạnh tranh logistics
19:03' - 17/11/2023
Chiều 17/11, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) chính thức công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh logistics (LCI) cấp tỉnh của Việt Nam năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản, dược phẩm Việt Nam - Australia
14:07' - 17/11/2023
Logistics xanh là xu hướng và yêu cầu tất yếu để hoàn chỉnh chuổi cung ứng xanh từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc giảm thiểu tác động môi trường.
-
DN cần biết
Đề xuất giải pháp đưa Hà Nội trở thành trung tâm logistics trọng điểm
15:05' - 14/11/2023
Để trở thành trung tâm logistics trọng điểm của quốc gia và khu vực, Hà Nội cần áp dụng các giải pháp đồng bộ, trong đó có việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh sẽ phát triển hài hòa các phương thức vận tải và dịch vụ logistics
17:56' - 12/11/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Kế hoạch số 12714/BGTVT-VT về phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Yamato mở các Trung tâm Logistics tại Việt Nam
19:27'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Yamato Holdings cùng với đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ... sẽ đầu tư phát triển các trung tâm logistics tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm
19:24'
Ngày 17/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung vốn điều lệ cho Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
19:09'
Chiều 17/2, Quốc hội thảo luận về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
-
Kinh tế Việt Nam
Canada mong muốn hợp tác về năng lượng tái tạo và khai khoáng với Việt Nam
18:32'
Ngày 17/2, tại Trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có cuộc tiếp và làm việc với ông Warren Kaeding, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển xuất khẩu tỉnh Saskatchewan của Canada.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Thuận gấp rút triển khai các phần việc, bảo đảm tiến độ chung dự án điện hạt nhân
18:11'
Tỉnh Ninh Thuận đang gấp rút triển khai các phần việc của địa phương một cách đồng bộ, để bảo đảm tiến độ chung cho dự án điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên Quang xúc tiến thu hút 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách
17:40'
Nhằm thu hút 10.000 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách và thành lập mới 395 doanh nghiệp, ngày 17/2, UBND tỉnh Tuyên Quang thông tin đã chính thức ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất bổ sung hơn 38 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC
17:04'
Chính phủ đề xuất đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giai đoạn 2024-2026 là 38.251 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thống nhất sửa “kỳ họp bất thường” thành “kỳ họp không thường lệ”
16:25'
Chiều 17/2, với 461/461 đại biểu (96,44% tổng số đại biểu Quốc hội) có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Loạt dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã có nhà đầu tư
16:01'
Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ tại các dự án, dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.