Chuyển đổi số - Hướng đến một nền tài chính hiện đại và vững mạnh
Ngày 15/12, diễn ra Hội nghị "Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng" là một trong các nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam – Ngày chuyển đổi số Việt Nam - DXDay Vietnam 2020. Do VINASA, Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức.
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng - Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) đã có báo cáo chính về "Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tài chính", nêu bật các tác động chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với ngành; những bước chuẩn bị của ngành đối với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số.Đặc biệt là lộ trình chuyển đổi số của ngành tài chính; trong đó, đặt ra các mục tiêu cụ thể đến 2025 thiết lập hệ sinh thái ngành tài chính số với Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.Đến năm 2030, Chính phủ thông qua một ngành tài chính hiện đại và vững mạnh dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số. Liên quan đến lộ trình này là các vấn đề liên quan đến việc xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý và hạ tầng số.
Cùng đó, bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch EY Consulting Việt Nam đã chia sẻ những nhận định tổng quan về "Xu hướng chuyển đổi số trong ngành Tài chính - Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới". Theo bà Dương, đến năm 2025 dự kiến có khoảng một phần ba doanh thu ngân hàng truyền thống sẽ được quản lý bởi các mô hình kinh doanh mới, từ việc số hóa, áp dụng công nghệ trong các dịch vụ của ngân hàng.
Để trở thành ngân hàng nền tảng mở (open banking), các ngân hàng cần tối ưu số hóa, tạo nền tảng số hoàn toàn để người dùng và người cung cấp dịch vụ có thể giao tiếp với nhau dễ dàng nhất giống như mô hình Grab. Số hóa ngành ngân hàng ở Việt Nam phải xuất phát từ việc chúng ta sẽ số hóa cá nhân như thế nào?.
Và rào cản cản lớn mà các ngân hàng tại Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện chuyển đổi số là khung pháp lý, hiện chưa có khung pháp lý với các ý tưởng về các sản phẩm số hóa hoàn toàn mới, dẫn đến các ngân hàng dè dặt trong việc ra mắt sản phẩm mới.
Tuy nhiên vẫn phải đánh giá rất cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước khi đã cho phép mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức định danh điện tử (eKYC). Một khó khăn liên quan đến chiến lược kinh doanh, đó là phần lớn các ngân hàng không xác định rõ tầm nhìn về số hóa ngân hàng và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh của các ngân hàng.
Để nói về những thay đổi to lớn mà công nghệ có thể tác động tới các hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, ông Nguyễn Thanh Tùng - Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu công nghệ MISA – có phần chia sẻ về BankHub - nền tảng giúp thay đổi cách doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng với những con số ấn tượng, đơn cử như việc sử dụng MISA BANKHUB có thể rút ngắn thời gian giao dịch và các “phiền phức” cho cả kế toán doanh nghiệp lẫn ngân hàng đến 93%, từ 4h xuống còn 15’ cho một giao dịch (đối chiếu trực tiếp qua 600 giao dịch); hay việc Bank HUB sử dụng đánh giá tín dụng bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giảm thiểu thủ tục vay vốn ngân hàng qua B2B LENDING PLATFORM... Liên quan đến những "cửa ngõ" trọng yếu của ngành tài chính – ngân hàng trong việc mang lại những trải nghiệm khách hàng tích cực, ông Bùi Anh Toàn - Chuyên gia về Giải pháp An ninh di động, Công ty TNHH Điện tử Samsung VINA – đã chia sẻ về "Quản trị bảo mật thiết bị di động đầu cuối trong chuyển đổi số lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng", cập nhật những tiến bộ mới trong việc đảm bảo giao tiếp thuận tiện, trải nghiệm liền lạc nhưng đồng thời đảm bảo an toàn bảo mật cho các giao dịch ngân hàng từ thiết bị của mỗi khách hàng."Giải pháp chăm sóc khách hàng tự động bằng công nghệ AI" đến từ Viettel, do ông Phạm Quang Vinh - Giám đốc Sản phẩm, Trung tâm không gian mạng Viettel cũng chia sẻ những số liệu thú vị, khi mà có đến 40% khách hàng châu Á cho biết họ thích sử dụng Digital Banking; trong đó, 50% ở độ tuổi dưới 40. Chắc chắn, tỷ lệ này sẽ gia tăng trong tương lai, cùng với một xu thế dễ nhận thấy là số tiền gửi và các khoản vay chuyển dịch dần sang hình thức trực tiếp phù hợp với xu hướng thương mại điện tử.
Trong bối cảnh đó, các ngân hàng phải đối mặt với câu chuyện càng đơn giản hóa quy trình cung cấp dịch vụ thì vai trò giám sát càng trở nên quan trọng, đặc biệt là phải số hóa việc giám sát trải nghiệm khách hàng trên các kênh để đảm bảo sự đồng nhất và liền mạch. Nắm bắt và đáp ứng nhu cầu này, giải pháp chăm sóc khách hàng tự động bằng AI (Cyber-Callbot) của Viettel sẽ giúp ngân hàng giảm nhẹ áp lực về nhân lực và chất lượng chăm sóc khách hàng. Để thảo luân và chia sẻ sâu hơn về vấn đề này, phần thảo luận chuyên đề đã diễn ra dưới sự điều phối của bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch EY Consulting Việt Nam, người từng được Tạp chí FinTechnews (Singapore) bầu chọn là một trong 15 người có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành Fintech Việt Nam vì đã giúp các tổ chức chuyển đổi để thành công trong kỷ nguyên công nghệ số. Tham gia Tọa đàm là các khách mời đến từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và các diễn giả phát biểu tại Hội nghị. Từ nội dung tọa đàm, có thể thấy, vấn đề chung đặt ra với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong giai đoạn này chính là định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ để thích ứng với công nghệ 4.0; trong đó, phải đặt khách hàng làm trung tâm; tối ưu hóa các kênh phân phối sản phẩm, phát triển các kênh phân phối hiện đại với chiến lược phù hợp. Đặc biệt, về công nghệ, cần có sự đầu tư bài bản cho hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các công nghệ mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: Data Analytics, A.l, open API… để gia tăng trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh thời gian thiết kế sản phẩm tùy biến và đưa ra thị trường. Đồng thời, phải đảm bảo tăng cường quản trị rủi ro an ninh mạng, bảo vệ bí mật khách hàng…/.>>>FSI tích hợp nhiều giải pháp chuyển đổi số phù hợp, hiệu quảTin liên quan
-
Xe & Công nghệ
FSI tích hợp nhiều giải pháp chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả
19:18' - 14/12/2020
Tham gia sự kiện Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020, FSI mang đến nhiều giải pháp, công nghệ 4.0 như: Machine learning, AI, Deep learning... giúp cho giải pháp linh hoạt, hiệu quả với người sử dụng.
-
Xe & Công nghệ
Khai mạc " Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020"
17:41' - 14/12/2020
Chiều 14/12, Diễn đàn cấp cao CNTT-TT - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 được khai mạc tại Hà Nội, là hoạt động thiết thực đồng hành cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam hướng tới thành nước hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục
16:02' - 09/12/2020
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định mục tiêu trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.