Chuyển đổi số – nền tảng giúp ngành điện vận hành hiệu quả sau sắp xếp
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố thông tin chính thức về địa chỉ của các tổng công ty, công ty điện lực thuộc 34 tỉnh, thành phố trên cả nước sau quá trình sắp xếp đơn vị hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Thông báo này nhằm giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và liên hệ với đơn vị cung cấp điện tại địa phương sau khi tổ chức bộ máy mới được đưa vào vận hành từ hôm nay.
Đặc biệt, dù thay đổi lớn về mặt tổ chức, hệ thống điện quốc gia vẫn vận hành an toàn, ổn định, không gián đoạn cung cấp điện và dịch vụ khách hàng trong ngày đầu tiên thực hiện mô hình mới. Thành công này thể hiện vai trò then chốt của chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện – trụ cột đảm bảo tính liên tục và hiệu quả trong vận hành khi thay đổi mô hình tổ chức.Thực hiện chủ trương của Trung ương và chỉ đạo của EVN, các Tổng công ty điện lực miền đã hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức cấp tỉnh, đồng thời chuyển đổi mô hình điện lực cấp huyện sang các đội quản lý điện lực khu vực. Riêng Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn tất tái cơ cấu từ 27 công ty điện lực xuống còn 17 đơn vị và chấm dứt hoạt động của 262 điện lực cấp huyện, chuyển sang mô hình đội quản lý điện lực khu vực. Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cũng triển khai đồng bộ quá trình bàn giao, tiếp nhận theo địa giới hành chính mới.
Bước chuyển quy mô lớn này đặt ra bài toán khó về duy trì hệ thống vận hành – kinh doanh – dịch vụ khách hàng không gián đoạn. Tuy nhiên, nhờ nền tảng chuyển đổi số được xây dựng vững chắc nhiều năm qua, ngành điện đã đảm bảo được sự liên tục, ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ. Ngay từ năm 2021, EVN đã ban hành Đề án tổng thể chuyển đổi số với mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số. Đến cuối năm 2024, EVN đã đạt “Mức 4” trong lộ trình chuyển đổi số, với tỷ lệ điểm đạt 81,89%. Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều hành và dịch vụ khách hàng hiện được xử lý trên môi trường số, ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (BigData), Internet vạn vật (IoT), tự động hóa, chữ ký số… Việc số hóa toàn diện các quy trình giúp EVN tiết kiệm khoảng 3.000 tỷ đồng/năm, đồng thời nâng cao hiệu quả điều hành và quản trị doanh nghiệp. Trong quá trình sắp xếp, hệ thống dữ liệu khách hàng, hợp đồng, thông tin vận hành... được đồng bộ và chuyển đổi suôn sẻ giữa các đơn vị mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng điện. Khách hàng vẫn được phục vụ liên tục qua tổng đài 19006769, các ứng dụng chăm sóc khách hàng, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, với tỷ lệ giải quyết yêu cầu đúng hạn luôn duy trì trên 98%. Từ năm 2015, EVN đã triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc, sau đó phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng chuẩn kết nối chung, mở rộng mạng lưới thanh toán không tiền mặt. Đến nay, 100% dịch vụ điện được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Các ứng dụng chăm sóc khách hàng của EVN tích hợp đầy đủ chức năng thanh toán điện tử, tra cứu hóa đơn, giám sát tiêu thụ điện theo thời gian thực. EVN cũng kết nối hệ thống với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, hệ thống hóa đơn điện tử của Cục Thuế, VNeID (ứng dụng định danh điện tử)… giúp định danh khách hàng dễ dàng, rút ngắn thời gian cấp điện và giảm thủ tục hành chính. Chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ hoạt động nội bộ mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng. Trong quá trình sắp xếp, EVNNPC, EVNSPC và các tổng công ty khác đã đồng loạt thông báo thay đổi về đơn vị quản lý, thông tin giao dịch đến từng khách hàng qua nhiều kênh: ứng dụng chăm sóc khách hàng, Zalo, thông báo địa phương… Khách hàng có thể tra cứu, thanh toán và gửi yêu cầu chỉ bằng một tài khoản duy nhất trên nền tảng trực tuyến. Mô hình đội quản lý điện lực khu vực – đơn vị thay thế cho điện lực huyện không chỉ tinh gọn về tổ chức mà còn được trao quyền điều hành chủ động, sát thực tế hơn. Nhờ ứng dụng công nghệ và nền tảng quản trị số, các đội có thể phối hợp xử lý sự cố, chăm sóc khách hàng tại chỗ, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. EVNNPC cũng tổ chức đào tạo đồng bộ để đảm bảo 100% cán bộ nhân viên vận hành thành thạo hệ thống số tại đơn vị mới. Với EVN, tập đoàn này đã chủ động truyền thông nội bộ và bên ngoài, đảm bảo người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ thông tin sau chuyển đổi. Hệ thống nhận diện thương hiệu, website, trụ sở, biển tên… được cập nhật đồng bộ. Dữ liệu khách hàng, hợp đồng, chỉ số điện được chuyển giao đầy đủ và bảo mật. Không chỉ dừng ở tổ chức lại bộ máy, EVN coi đây là cơ hội để cải cách mô hình vận hành theo hướng hiện đại, linh hoạt, số hóa toàn diện. Các phòng ban tại cấp công ty điện lực được tái cấu trúc theo hướng “một người – nhiều việc”, giảm mạnh lực lượng gián tiếp, tăng hiệu quả phục vụ thực tế. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức gắn liền với chăm lo đời sống người lao động. Các chính sách nghỉ hỗ trợ trước tuổi được thực hiện nhân văn, minh bạch. Đồng thời, lực lượng cán bộ nòng cốt được đào tạo, sắp xếp lại hợp lý theo mô hình mới. EVN đang tiến rất gần đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Trong hành trình ấy, chuyển đổi số không chỉ là giải pháp công nghệ, mà là phương thức quản trị mới – lấy khách hàng làm trung tâm, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, minh bạch hóa hoạt động.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
EVN cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan hợp nhất địa giới hành chính
21:29' - 29/06/2025
EVN cho biết, thời gian gần đây, đã xuất hiện hiện tượng một số đối tượng xấu đã lợi dụng thông tin về việc các địa phương hợp nhất, điều chỉnh địa giới hành chính để thực hiện hành vi lừa đảo.
-
Doanh nghiệp
EVNNPC: Nâng cao chất lượng phục vụ khi sắp xếp bộ máy
16:09' - 26/06/2025
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đang có bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng mô hình quản trị tinh gọn, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển mới trong ngành Điện.
-
Doanh nghiệp
EVN vay Ngân hàng Tái thiết Đức 65 triệu EUR mở rộng Thủy điện Trị An
10:43' - 25/06/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đã ký hiệp định vay vốn trị giá 65 triệu EUR với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVNNPT đề nghị Đồng Tháp rút ngắn thời gian bồi thường giải phóng mặt bằng dự án truyền tải điện
19:45' - 19/06/2025
Theo yêu cầu của Thủ tướng, dự án phải hoàn thành trong tháng 8/2025 nhằm đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Đồng Tháp và khu vực lân cận.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội – Milan (Italy)
21:57' - 01/07/2025
Ngày 1/7/2025, Vietnam Airlines chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Milan (Italy).
-
Chuyển động DN
Lotte Mart Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
20:45' - 01/07/2025
Công ty Cổ phần trung tâm thương mại LOTTE Việt Nam (Lotte Mart) góp mặt trong danh sách Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 - Ngành Bán lẻ (ESG10 - 2025).
-
Chuyển động DN
Vietjet ưu đãi 77% cho ngày đôi 7/7
20:06' - 01/07/2025
Vietjet mở khuyến mãi cho hành khách nhập mã khuyến mãi SUPERSALE77 để được giảm giá lên đến 77% giá vé .
-
Chuyển động DN
Khởi công Tòa nhà công nghệ cao Viettel tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng tại Đà Nẵng
19:10' - 01/07/2025
Ngày 1/7, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ khởi công Tòa nhà Viettel Đà Nẵng tại khu vực bờ Đông sông Hàn, thành phố Đà Nẵng.
-
Chuyển động DN
Dự báo quý III, nhu cầu tiêu thụ than cho điện sẽ giảm
14:51' - 30/06/2025
TKV và các đơn vị sẽ chú trọng thực hiện tốt công tác phòng chống mưa bão, tiếp tục duy trì nhịp độ sản xuất, đẩy mạnh tối đa sản lượng
-
Chuyển động DN
Chuỗi bán lẻ WinMart+ cán mốc 4.000 cửa hàng trên toàn quốc
08:18' - 30/06/2025
WinMart+ đã chính thức cán mốc 4.000 cửa hàng trên cả nước, đánh dấu cột mốc 10 năm đồng hành cùng hàng triệu gia đình Việt.
-
Chuyển động DN
Ngày không sử dụng túi ni-lông tại chuỗi cửa hàng TH true mart
09:45' - 29/06/2025
10 cửa hàng TH true mart tại Hà Nội sẽ có các hoạt động ý nghĩa đặc biệt là khuyến khích khách hàng mang theo túi cá nhân để hạn chế tối đa túi dùng một lần.
-
Chuyển động DN
Airbus đặt cược dài hạn vào thị trường Trung Quốc
19:57' - 28/06/2025
Theo China Daily, nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus cho biết họ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các công ty công nghiệp Trung Quốc.
-
Chuyển động DN
Vietravel Airlines chính thức sở hữu máy bay Airbus A321 đầu tiên
19:19' - 28/06/2025
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng.