Chuyên gia ADB: Kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi ấn tượng
Tại cuộc trao đổi diễn ra ngày 27/10, chuyên gia kinh tế trưởng của Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam, ông Nguyễn Minh Cường, đánh giá sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong 9 tháng tính từ đầu năm rất ấn tượng và ADB tin tưởng triển vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam rất sáng sủa.
Sự phục hồi mạnh mẽ này dựa trên nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, ổn định chính trị cũng như thành công trong việc khống chế dịch bệnh đã tạo nền tảng phát triển cho nền kinh tế.Sự phục hồi này tương đối đồng đều ở tất cả các động cơ tăng trưởng, từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ, trong khi xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước và của người dân vào sự phục hồi rất mạnh đã tạo chỗ dựa cho nền kinh tế.
Về rủi ro, rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam là tác động của yếu tố bên ngoài càng ngày càng rõ nét. Lạm phát trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển, buộc các nước này phải lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế hay kiềm chế lạm phát.
Các nước này phải đi đến lựa chọn khắc nghiệt là dành ưu tiên cho kiểm soát lạm phát trước ổn định hệ thống tài chính. Việc các nước phát triển nâng lãi suất để chống lạm phát đã tác động mạnh đến tăng trưởng, từ đó tác động dây chuyền đến các thị trường vốn, tiền tệ và đến các nền kinh tế đang phát triển.
Việc các nền kinh tế phát triển tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ tác động ngay đến châu Á, gây ra tình trạng lạm phát nhập khẩu, với lạm phát ở hầu hết các nước trong khu vực đều tăng, kết hợp với tác động từ việc tăng giá lương thực, tăng giá xăng dầu.Tuy nhiên, tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tác động của việc lạm phát nhập khẩu, tăng giá lương thực, giá xăng dầu được khống chế tốt hơn, nên mức lạm phát thấp hơn, nhưng nhìn chung lạm phát có xu hướng tăng và rủi ro lạm phát nhập khẩu rất mạnh.
Một trong những tác động nữa là đến tỷ giá. Một loạt các đồng nội tệ mất giá rất mạnh. Tính đến tháng Tám, mức độ mất giá của đồng tiền Việt Nam tương đối thấp. Điều này một mặt hỗ trợ Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mặt khác lại ngày càng gây trở ngại, khi gây sức ép ngày càng lớn đến dự trữ ngoại hối.Về xuất khẩu, đồng tiền Việt Nam tương đối ít mất giá so với đồng USD nhưng lại tăng so với đồng tiền của hầu hết các đối tác thương mại cạnh tranh thương mại trực tiếp với Việt Nam như Malaysia (Ma-lai-xi-a), Thái Lan, Philippines (Phi-líp-pin).
Trong bối cảnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay, nới rộng biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% là hoàn toàn phù hợp, góp phần ổn định điều kiện vĩ mô cho tăng trưởng trung và dài hạn. Về tác động đến xuất khẩu của các động thái trên, việc tăng lãi suất sẽ làm tăng giá đồng tiền, tăng chi phí vốn cho các doanh nghiệp, trong khi việc nới rộng biên độ tỷ giá sẽ làm giảm giá đồng tiền, nhưng nhìn chung tỷ giá trần của đồng tiền Việt Nam giảm gần 3%.Đồng tiền Việt Nam có xu hướng trượt giá, điều sẽ hỗ trợ xuất khẩu, trong khi tác động đến nhập khẩu. Xu hướng trượt giá có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt thặng dư thương mại 8 tỷ USD vào giữa tháng 10.
Việt Nam cần linh hoạt, tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá và tăng lãi suất với mức độ thích hợp. Vấn đề là Việt Nam sẽ thiên về công cụ nào trong thời gian tới. Trong khi Việt Nam siết chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng và giải ngân đầu tư công là chỗ dựa cho tăng trưởng. Vấn đề của Việt Nam là dư địa của chính sách tài khóa cũng như dư địa thời gian cho chính sách tài khóa. Việt Nam cần quản lý thị trường ngoại hối, ngân hàng, sau những bài học của cuộc khủng hoảng năm 2008-2010, tránh gây sức ép quá lớn lên chính sách tiền tệ. Điều quan trọng nhất là niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và người dân còn tăng. Các biện pháp của Việt Nam đang phát huy hiệu quả. Về dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2002 ở mức 6,5%, Giám đốc Quốc gia của ADB, ông Andrew Jefffries, cho biết ngân hàng này vẫn giữ mức dự báo này, dù tăng trưởng của kinh tế của Việt Nam thường có xu hướng cao hơn, do có những rủi ro ngày càng tăng trên phương diện toàn cầu và có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. ADB vẫn giữ nguyên dự báo cho năm 2023 ở mức 6,7%, khi cân nhắc đến các rủi ro đã nhấn mạnh như suy thoái kinh tế ở các khu vực trên thế giới có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Có những dấu hiệu cho thấy tình trạng đơn đặt hàng cho tương lai đã có xu hướng chậm lại ở một số khu vực, một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cũng còn quá sớm để khẳng định sẽ có một đợt suy thoái nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian tới. Việt Nam có rất nhiều hiệp định thương mại tự do ký kết với nhiều quốc gia, có thể tiếp cận với các quốc gia, các thị trường chính trên thế giới. Chưa có cơ sở để nói rằng sự suy thoái, tăng trưởng chậm ở một số quốc gia sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, khi hoạt động xuất khẩu đến một số quốc gia khác có thể gia tăng./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Australia đánh giá tích cực triển vọng của nền kinh tế Việt Nam
13:12' - 06/10/2022
Sau 2 năm chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình hình thế giới bất ổn, nền kinh tế Việt Nam hiện đang trên đà phục hồi và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong 9 tháng qua.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế Việt Nam đang đi ngược xu hướng giảm tốc ở châu Á
17:23' - 30/09/2022
Theo IMF, “đà tăng trưởng của Việt Nam ngược với xu hướng giảm tốc ở những nơi khác của châu Á”
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48'
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.