Chuyên gia Ấn Độ gợi ý cách thức giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo
Ngày 28/9 vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã ký quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường, đồng thời áp giá sàn xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn. Với vị thế là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, quyết định trên của Ấn Độ đã tác động mạnh mẽ đến thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường gạo Việt Nam nói riêng.
Để hiểu thêm về tác động từ quyết định mới của Chính phủ Ấn Độ cũng như tìm ra phương thức giúp các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam tránh được những tác động và mở rộng vị thế trên toàn cầu, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn ông Hiren Gandhi – Thư ký Hiệp hội các nhà nhập khẩu gia vị và nông sản toàn Ấn Độ (AISIF).
Theo ông Gandhi, Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), với sản lượng hàng năm là 118 triệu tấn, trong khi Việt Nam sản xuất 21,2 triệu tấn. Ấn Độ xuất khẩu 16,5 triệu tấn gạo mỗi năm, trong khi Việt Nam xuất khẩu 7,6 triệu tấn. Những con số này mang lại cơ hội đáng kể cho cả hai nước hợp tác và tăng cường giao thương gạo. Để phát triển xuất khẩu gạo hơn nữa, chuyên gia Gandhi khuyến nghị phía Việt Nam thực hiện các chiến lược cụ thể.
Thứ nhất là nâng cao chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này bao gồm việc phát triển các giống lúa chất lượng cao với những đặc tính cụ thể phục vụ cho các thị trường khác nhau. Thứ hai là đa dạng hóa thị trường bằng cách hiểu rõ sở thích và nhu cầu riêng biệt của người tiêu dùng ở các khu vực khác nhau.
Thứ ba là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu dễ nhận biết và đáng tin cậy cho gạo Việt Nam, làm nổi bật những phẩm chất độc đáo của sản phẩm. Thứ tư, tăng cường quan hệ hợp tác với nông dân địa phương để đảm bảo chất lượng ổn định, thúc đẩy các phương pháp canh tác bền vững và hỗ trợ họ những tiến bộ mới nhất trong nông nghiệp.
Thứ năm, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến để nâng cao chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm gạo. Điều này có thể bao gồm các kỹ thuật mới về xay xát, bảo quản và đóng gói. Thứ sáu, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại để hiểu rõ hơn nhu cầu tiêu dùng, xu hướng thị trường và chiến lược giá ở các khu vực khác nhau.
Và cuối cùng là đảm bảo sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc quốc tế, những tiêu chuẩn ngày càng quan trọng đối với người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý.
Ông Gandhi cho rằng bằng cách thực hiện những chiến lược trên, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam có thể củng cố hơn nữa vị thế của mình trên thị trường toàn cầu và tiếp tục đạt được mức tăng trưởng vượt trội như đã diễn ra trong những năm gần đây.
Về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực gạo với Ấn Độ, ông Hiren Gandhi cho rằng hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực này, đặc biệt đối với loại gạo lứt. Theo ông, các nhà nhập khẩu Việt Nam nên nhập khẩu gạo lứt từ Ấn Độ, tiến hành chế biến tại Việt Nam và sau đó xuất khẩu ra toàn cầu. Hình thức này đã được thực hiện và nên thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, theo đó mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Tin liên quan
-
Thị trường
Động thái mới của Ấn Độ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo
13:46' - 28/09/2024
Ngày 27/9, Chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%.
-
Hàng hoá
Ấn Độ dỡ bỏ giới hạn giá xuất khẩu gạo Basmati
07:48' - 14/09/2024
Chính phủ Ấn Độ ngày 13/9 cho biết đã loại bỏ mức giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) là 950 USD/tấn đối với gạo Basmati.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.