Chuyên gia dự báo về các kịch bản tăng giá hàng hóa 6 tháng cuối năm
PGS, TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính dự báo 6 tháng cuối năm 2022, thị trường giá cả ở Việt Nam có nhiều nhân tố làm tăng chỉ số tiêu dùng (CPI) như giá nhiều loại nguyên liệu, nhiên vật liệu, đặc biệt là giá xăng dầu, khí đốt, phân bón trên thị trường thế giới còn đứng ở mức cao và có khả năng tăng thêm. Điều này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng theo và gây áp lực làm tăng giá của hầu hết các hàng hóa trên thị trường.
Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn còn những diễn biến phức tạp, dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng hay bão lũ cực đoan… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Tuy nhiên, PGS, TS Nguyễn Bá Minh cho rằng, vẫn có những nguyên nhân kiềm chế tốc độ tăng CPI như sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời gian qua phát triển khá tốt với nhiều tín hiệu khả quan cho thấy cung cầu nông sản (thịt lợn, lúa gạo, rau quả…) những tháng cuối năm sẽ không căng thẳng, giúp cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm không bị tăng đột biến.
PGS, TS Nguyễn Bá Minh đưa ra dự báo CPI của Việt Nam bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 3,3% - 3,9%.
Còn TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) thì dự báo sẽ có hai kịch bản tăng CPI 6 tháng cuối năm. Theo đó, theo kịch bản 1, kinh tế vĩ mô ổn định, tạo dư địa kiềm chế lạm phát, nguồn cung hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm dồi dào, không gây biến động lớn về giá thì dự báo CPI 6 tháng cuối năm không tăng mạnh, CPI bình quân cả nước sẽ dưới 4%.
Kịch bản 2, nếu giá hàng hóa thế giới vẫn tăng, đặc biệt là giá xăng dầu và lương thực kéo giá thành sản phẩm trong nước tăng theo, kinh tế Việt Nam phục hồi kéo theo cầu nội địa tiếp tục tăng, cộng thêm việc tăng lương tối thiểu vùng, tín dụng tăng cao do nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đều tăng thì CPI 6 tháng cuối năm có thể tăng cao hơn 6 tháng đầu năm, khả năng CPI bình quân cả năm sẽ vượt 4%.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng nhận định, trong nửa cuối năm 2022, nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên kiểm soát lạm phát như căng thẳng chính trị tại một số khu vực cũng như tình hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, dự báo vẫn diễn biến phức tạp và có các tác động tới kinh tế trong nước và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của Chính phủ; rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ tác động gián tiếp tới Việt Nam; giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ du lịch…Song theo Cục Quản lý giá, bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế hiện nay cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá; trong đó với các chính sách về miễn, giảm thuế, lệ phí sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu; nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào. Giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản giữ ổn định; giá nhiều mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý nhìn chung vẫn được giữ ổn định hoặc kiềm chế mức tăng giá sẽ góp phần "hạ van" lạm phát.
Cục Quản lý giá cho rằng, để bình ổn giá những tháng cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, trong đó tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cơ quan chức năng tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Bên cạnh đó, theo dõi sát tình hình kinh tế, lạm phát thế giới và các chính sách ứng phó của các nước, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trước mắt cần tính toán kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định./.
- Từ khóa :
- bộ tài chính
- giá cả
- lạm phát
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Lo lắng lương tăng, giá cả cũng tăng theo
14:10' - 14/06/2022
Việc tăng lương cần được triển khai kịp thời để hỗ trợ người lao động yên tâm làm việc sau đại dịch COVID-19, song cũng có những lo lắng mức lương tăng thì giá cả cũng tăng theo...
-
Hàng hoá
Giá cả hàng hóa đua nhau tăng: Giải pháp nào để bình ổn thị trường?
16:22' - 16/03/2022
Theo các chuyên gia kinh tế, có hiện tượng “té nước theo mưa”, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát và bình ổn giá cả thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để điều hành, kiểm soát lạm phát
18:27' - 10/02/2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp, kiểm soát lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Cục Thuế Hà Nội triển khai chuyển đổi số toàn diện
14:23'
Cục Thuế Hà Nội cho biết đang rất khẩn trương để chuyển đổi số toàn diện các chức năng quản lý thuế, các quy trình thực hiện cũng như quản trị công việc nội bộ.
-
Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không để ngắt quãng công việc khi tinh gọn bộ máy ngành thuế
13:00'
Bộ trưởng nhấn mạnh: Bộ Tài chính xây dựng ngành thuế chuyên nghiệp, đảm bảo bộ máy mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường.
-
Tài chính
Tổng cục Hải quan: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng 15,3%
11:47'
Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến ngày 14/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 745 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng 15,3% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Tài chính
Đã có Cổng Thông tin cho hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đăng ký, nộp thuế
10:44'
Ngày 19/12, Tổng cục Thuế đã công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng kí, kê khai, nộp thuế.
-
Tài chính
Ngành thuế lần đầu tiên vượt mốc thu ngân sách 1,7 triệu tỷ đồng
09:23'
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thuước đạt 1.732.000 tỷ đồng
-
Tài chính
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục
08:20'
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ, thước đo dòng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vào và ra khỏi đất nước, đã tăng 35,9 tỷ USD, tương đương 13,1%, lên mức cao kỷ lục là 310,9 tỷ USD trong quý III/2024.
-
Tài chính
Tổng kiểm kê tài sản công và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước quản lý
18:59' - 18/12/2024
Chiều 18/12, Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
-
Tài chính
Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Chính sách tài khóa thúc đẩy tăng trưởng bền vững
16:23' - 18/12/2024
Riêng năm 2024, số thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm, gia hạn ước khoảng 189.600 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
-
Tài chính
Người Mỹ sẽ tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ quy định cấm "phí rác" ẩn
15:59' - 18/12/2024
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ngày 17/12 đã công bố một quy tắc cấm các khách sạn, công ty bán vé và nền tảng cho thuê chỗ ở ngắn hạn áp dụng các “phí rác” ẩn.