Chuyên gia: Giá dầu sẽ tăng mạnh nếu căng thẳng Biển Đỏ tiếp tục leo thang
Nếu không có sự gián đoạn trong hoạt động vận tải biển, những yếu tố tác động như kinh tế Trung Quốc - nước mua dầu nhiều nhất thế giới - và sự hoài nghi xung quanh chiến lược của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ kéo giá dầu đi xuống khoảng 2% so với mức giá hiện nay.
Ngày 2/2, giá dầu Brent Biển Bắc được giao dịch ở ngưỡng 77,33 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) dừng ở ngưỡng 72,28 USD/thùng. Loại trừ yếu tố bất ổn địa chính trị, các nhà quan sát cho rằng giá dầu thực tế lẽ ra chỉ có thể dao động quanh ngưỡng 70 -75 USD/thùng.
Lý giải cho nhận định này, các chuyên gia cho biết hầu hết các lực đẩy quan trọng của thị trường đều đang kéo giá dầu đi xuống. Nhà phân tích Rebecca Babin, thuộc công ty quản lý tài sản CIBC, nói: “Mặc dù có vẻ như giá dầu không giảm đi đáng kể, nhưng rõ ràng là giá đang bị kìm lại bởi một điểm yếu cơ bản”.
Điểm yếu đó bắt nguồn từ nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc và tình trạng dư thừa dầu trên thị trường, khi các quốc gia ngoài OPEC tiếp tục mở rộng khai thác. Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng 5,2% trong cả năm 2023, nhưng nền kinh tế Trung Quốc đang bộc lộ sự suy giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và đầu tư. Theo chuyên gia Babin, triển vọng nhu cầu yếu của nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới sẽ là mối đe dọa lớn nhất mà thị trường dầu mỏ thế giới phải đối mặt vào năm 2024. Hơn nữa, OPEC cũng chính là một lực kéo khác làm hạ giá dầu. Động thái cắt giảm sản lượng của tổ chức này, dẫn đầu là Saudi Arabia và Nga, đã không đem lại hiệu quả “kích” giá dầu tăng. Hiện các thị trường đang hoài nghi liệu OPEC có sớm dỡ bỏ các lệnh cắt giảm sản lượng, trong bối cảnh cạnh tranh về nguồn cung dầu ngày càng tăng, do các thành viên ngoài OPEC tăng cường sản lượng khai thác. Điều này giải thích cho nhận định căng thẳng trên Biển Đỏ chính là nguyên nhân duy nhất đẩy giá dầu tăng. Trong một ghi chú cập nhật ngày 1/2, chuyên gia Babin lý giải nguồn cung dầu đã không giảm đáng kể do leo thang căng thẳng ở Trung Đông.Do đó, dầu không được định giá dựa trên việc thiếu nguồn cung, nhưng chi phí vận chuyển cao hơn đã hỗ trợ cho giá của mặt hàng này. Ước tính chi phí gia tăng liên quan đến vận chuyển/bảo hiểm quanh khu vực Biển Đỏ tác động lên giá dầu vào khoảng từ 2-3 USD.
Chuyên gia Hunter Kornfeind từ công ty Rapidan Energy cho biết: “Nguồn cung về mặt kỹ thuật vẫn chưa bị gián đoạn. Chính thời gian vận chuyển dài hơn là lý do đẩy giá dầu tăng nhẹ”. Chuyên gia Babin ước tính, nếu căng thẳng trên Biển Đỏ không sớm chấm dứt, nhiều khả năng giá dầu có thể leo lên mức 90 USD/thùng trong thời gian tới.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Căng thẳng Trung Đông tạm lắng kéo giá dầu thế giới đi xuống
07:59' - 02/02/2024
Chốt phiên 1/2, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,85 USD, hay 2,5%, xuống 78,7 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 2,03 USD, hay 2,7%, xuống 73,82 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm mạnh do số liệu kinh tế đáng quan ngại của Trung Quốc
08:16' - 01/02/2024
Một cuộc khảo sát nhà máy chính thức đưa ra ngày 31/1 cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 1/2024.
-
Hàng hoá
IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu, giá dầu thế giới bật tăng
07:37' - 31/01/2024
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 30/1, khi dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cao hơn và căng thẳng leo thang ở Trung Đông đã lấn át những lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm mạnh do lo ngại nhu cầu năng lượng lao dốc
08:55' - 30/01/2024
Giá dầu thế giới giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/1, do lĩnh vực bất động sản yếu kém của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01'
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12'
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48'
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).