Chuyên gia Mỹ chỉ ra những thách thức trong việc giải quyết khủng hoảng dịch bệnh
Nhiều nước, trong đó có Mỹ, tưởng chừng đã có thể quay trở lại nhịp sống bình thường sau khi đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phần lớn người dân, hiện vẫn đang chật vật đối phó với nguy cơ bùng phát những làn sóng lây nhiễm mới.
Trước thực trạng trên, phóng viên TTXVN tại New York đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Chris Dickey chuyên ngành Y tế Toàn cầu thuộc Đại học New York (NYU).
Theo Giáo sư Dickey, nước Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc chiến chống dịch, trong đó một vấn đề khó giải quyết là nhiều người không muốn tiêm vaccine và có quan điểm tiêu cực đối với việc đeo khẩu trang, trong khi biến thể Delta đang lây lan rất nhanh và những người đã tiêm vaccine đầy đủ vẫn có nguy cơ lây nhiễm.
Vì vậy, Chính phủ Mỹ sẽ phải đưa ra những điều chỉnh chính sách để ứng phó tình hình hiện nay, trong đó có việc khuyến nghị tiêm bổ sung liều vaccine thứ 3 đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao; quy định tiêm vaccine bắt buộc đối với các quân nhân, viên chức nhà nước; các trường đại học cũng yêu cầu giảng viên, nhân viên và sinh viên phải tiêm vaccine.
Tuy nhiên, nhiều nước khác cũng lên kế hoạch tiêm mũi vaccine bổ sung đang làm dấy lên tranh cãi về bất bình đẳng, Giáo sư Dickey cho rằng cần đảm bảo quyền tiếp cận vaccine công bằng cho tất cả mọi người và các nước giàu cần cố gắng đáp ứng điều này vì lợi ích của chính mình.
Giáo sư Dickey nhấn mạnh dịch bệnh sẽ tiếp diễn cho đến khi nào tất cả mọi người tiếp cận được với vaccine. Chẳng hạn, nếu tất cả người dân Mỹ đã tiêm vaccine thì vẫn còn rất nhiều người từ các nước khác đến Mỹ. Chỉ một nơi còn dịch cũng tạo ra nguy cơ đối với tất cả các nước khác.
Do đó, các nước giàu có trách nhiệm đảm bảo việc tiếp cận vaccine công bằng. Việc đưa vaccine đến các nước thu nhập thấp là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là cần đưa đến những cộng đồng cần vaccine nhất.
Bên cạnh đó, Giáo sư Dickey cho rằng quyền sở hữu trí tuệ về vaccine có thể là một trở ngại đối với việc giải quyết nguồn cung vaccine.
Theo ông, hiện rất khó dự đoán liệu có thể đưa công nghệ sản xuất vaccine trở thành nguồn mở và tất cả mọi người được quyền tiếp cận như Tiến sĩ Jonas Salk đã từng làm đối với vaccine bại liệt hay không.
Ngay cả khi quyền sở hữu trí tuệ về vaccine COVID-19 được chia sẻ cho tất cả mọi người thì vẫn cần một thời gian dài để đưa các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động và tăng tốc để có thể sản xuất số lượng lớn.
Như vậy, đây có thể là một giải pháp lâu dài nếu COVID-19 vẫn lây lan mạnh. Theo Giáo sư Dickey, chỉ có thể giải quyết vấn đề trước mắt nếu các công ty sản xuất vaccine ngay lập tức tăng cường sản xuất để tăng tối đa sản lượng.
Điều này đồng nghĩa phải có các thỏa thuận mua, bán vaccine hoặc các loại thỏa thuận khác để đảm bảo có nhiều vaccine được sản xuất và lưu hành trong thời gian ngắn hạn.
Đề cập cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về khả năng xuất hiện thêm những biến thể mới của virus SARS-CoV-2, thậm chí có một hoặc vài biến thể kháng vaccine, Giáo sư Dickey cho rằng thế giới sẽ không quay trở lại vạch xuất phát hồi tháng 2 và tháng 3/2020.
Ông khẳng định mRNA là một nền tảng rất tốt để phát triển vaccine, vì vậy, thế giới sẽ không phải đợi 1 năm để có vaccine trong trường hợp xuất hiện các biến thể mới có khả năng kháng các loại vaccine hiện nay.
Trước những diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19, Giáo sư Dickey cho rằng các nước cần điều chỉnh chính sách và biện pháp để ứng phó hiệu quả.
Theo đó, trong công tác tiêm chủng cần xác định những người thực sự cần vaccine nhất, không phải những người có đủ khả năng mua hoặc thậm chí những người đăng ký tiêm đầu tiên, mà là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và dễ làm lây lan dịch bệnh nhất.
Trường hợp không có đủ vaccine, các nước cần quan tâm việc ban hành các chính sách bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng kể cả ở ngoài trời, hay thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp tương tự đã triển khai trong thời gian qua.
Giáo sư Dickey khẳng định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội là những biện pháp mà đến nay đã được chứng minh là rất hiệu quả.
Ngoài ra, Giáo sư Dickey cũng đưa ra khuyến nghị đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, về chiến lược phòng, chống đại dịch COVID-19, theo đó cần tập trung giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm virus của người dân và điều quan trọng hơn là cần tập trung vào các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe như tình trạng nghèo đói, điều kiện sống, nước sạch, không khí sạch và các yếu tố làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội - cầu nối đoàn kết chống dịch COVID-19
12:55' - 19/08/2021
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã chuyển giao 20 máy thở, 9 xe cứu thương đến Sở Y tế Hà Nội để góp phần kiểm soát, khám chữa bệnh trên địa bàn, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân Thủ đô.
-
Kinh tế & Xã hội
Bỉ sẽ tiêm mũi thứ 3 cho người bị suy giảm hệ miễn dịch
08:44' - 19/08/2021
Giới chức y tế Bỉ đã quyết định sẽ tiến hành tiêm mũi tăng cường thứ 3 vaccine phòng COVID-19 cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Người dân cần tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19
20:42' - 18/08/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, ưu tiên số 1 hiện nay là phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân là trên hết, trước hết.
-
Kinh tế & Xã hội
Đình chỉ công tác một giám đốc do thiếu trách nhiệm trong công tác chống dịch COVID-19
19:40' - 18/08/2021
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang cho biết đã triển khai quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Lê Văn Bé Chín.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11'
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00'
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.