Thủ tướng: Người dân cần tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19
Chiều 18/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với tập thể lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong điều kiện dịch bệnh.
Dự buổi làm việc có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành. Mở đầu buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, những tháng đầu năm 2021, đất nước ta tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kiện toàn tổ chức, nhân sự các cấp...Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lây lan tại nhiều tỉnh, thành phố. Đặc biệt đợt dịch thứ 4 này, với chủng virus nguy hiểm, dịch bệnh đã lây lan nhanh và mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp đã vào cuộc tích cực, với tinh thần chống dịch như chống giặc, phấn đấu thực hiện mục tiêu kép và đạt được một số kết quả nhất định; trong thành công đó có đóng góp quan trọng của Ban dân vận, Mặt trận tổ quốc các cấp.
Tuy nhiên, diễn biến dịch vẫn đang phức tạp, khó lường, do đó Thường trực Chính phủ tổ chức cuộc làm việc này với tập thể lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nhằm củng cố, tăng cường niềm tin, sức mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19, phát triển kinh tế, xã hội, đem ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn, đánh giá cao Ban Dân vận, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã vận động, huy động thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời mong muốn Ban Dân vận, MTTQ và các thành viên tiếp tục phát huy, với tinh thần "đã cố gắng rồi, cố gắng hơn nữa; đã quyết tâm rồi, quyết tâm hơn nữa; đã nỗ lực rồi, nỗ lực hơn nữa" như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại buổi làm việc, các thành viên Chính phủ đã báo cáo tình hình dịch COVID-19 và biện pháp, kết quả phòng chống dịch; nhận định tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tiếp theo; tình hình phát triển kinh tế-xã hội 7 tháng và những nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội những tháng còn lại của năm 2021;Những chính sách đã và đang triển khai nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch COVID-19, nhất là các chính sách hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống cho người dân vùng thực hiện giãn cách xã hội.
Theo đó, sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, 12 nhóm chính sách đã được thực hiện, hỗ trợ cho tổng cộng gần 13 triệu lượt người, gần 380.000 người sử dụng lao động với khoảng gần 6.780 tỷ đồng.
Đại diện Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đánh giá cao các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19, phát triển kinh tế, xã hội; tỏ rõ sự tin tưởng, quyết tâm, đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng Chính phủ vận động thành viên, hội viên trực tiếp tham gia và vận động nhân dân tích cực phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19.Đồng thời báo cáo về một số vấn đề cần quan tâm về tình hình nhân dân trong phòng, chống dịch COVID-19. Đề xuất, kiến nghị Chính phủ những vấn đề thiết thực như: Có chính sách cho lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ y, bác sĩ, lực lượng quân đội, công an; Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giảm giá điện, nước sinh hoạt, xăng dầu, khí đốt, cước viễn thông...,
Hỗ trợ người dân trong mùa dịch bệnh; tháo gỡ khó khăn về thủ tục để người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương hoặc ngừng việc được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg;
Đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho người dân ở các tỉnh, thành phố đang bị dịch bệnh nặng, ưu tiên công nhân ở những doanh nghiệp sản xuất oxy, những doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu, doanh nghiệp “ 3 tại chỗ ”; hỗ trợ thu hoạch, tiêu thụ nông, thủy sản cho người dân...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận ý kiến hết sức tâm huyết, có chất lượng, sát thực tế của các đại biểu dự cuộc họp; khẳng định trước tình hình dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị bao gồm Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã vào cuộc, huy động được sự đồng lòng, chung sức của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào phòng, chống dịch.
Điều đó thể hiện, khẳng định và làm sâu sắc hơn trên thực tế về mối quan hệ biện chứng “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Theo Thủ tướng, trong thời gian qua, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, các biện pháp, giải pháp, chính sách về phòng, chống dịch. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm, sát sao trong công tác phòng, chống dịch.Trong đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi; Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua đặc biệt phòng, chống và chiến thắng dịch COVID-19…
Ban Dân vận Trung ương, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã tự giác, tích cực vào cuộc hiệu quả và huy động đóng góp của toàn xã hội vào phòng chống dịch, trên tinh thần đoàn kết, tất cả vì sức khỏe của nhân dân.
Nhiều cán bộ, chiến sĩ các cấp, nhất là trên tuyến đầu chống dịch đã tâm huyết, ngày đêm dốc sức cho phòng, chống dịch, thậm chí đã có những người hy sinh trong “cuộc chiến” này.
Thủ tướng Chính phủ nhận định, tình hình dịch COVID-19 hiện nay còn rất nghiêm trọng, gây tổn hại và ảnh hưởng lớn tới mọi mặt đời sống xã hội không chỉ ở trong nước mà tại hầu hết các nước trên thế giới.
Việc phòng, chống dịch vẫn chưa đạt như mong muốn, nhất là tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam một phần do có lúc, có nơi người dân còn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát có lúc chưa nghiêm; việc thực hiện 4 tại chỗ còn hạn chế do thiếu nguồn lực nên khi dịch bệnh phức tạp trở nên quá tải; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cấp có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ…
Thủ tướng mong muốn Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đồng thời bổ sung, hoàn thiện các giải pháp để tham gia phòng, chống dịch hiệu quả hơn.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, người dân vừa là trung tâm vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch; “mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố, cơ quan, đơn vị là một pháo đài chống dịch”. Do đó cần vận động, kêu gọi, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm túc các quy định, biện pháp về phòng, chống dịch.
Thủ tướng nhấn mạnh, tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, ưu tiên số 1 hiện nay là phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân là trên hết, trước hết; trong đó không được để cho người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng mọi yêu cầu y tế, cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
Khi diễn biến dịch phức tạp thì các địa phương thực hiện Chỉ thị 16, tức là phải phong tỏa, chống lây lan; thực hiện người cách ly với người, ai ở đâu thì ở đó; tổ chức xét nghiệm thần tốc, rộng rãi để nhanh chóng phát hiện nguồn lây tách ra khỏi cộng đồng.
Khi người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, hướng dẫn thì các cấp, các ngành phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cho người dân; ngược lại khi chính quyền đã nỗ lực chăm lo các nhu cầu thiết yếu cho người dân thì tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.Với sự đồng lòng của người dân, thực hiện tốt các biện pháp “5K+vaccine+thuốc+công nghệ” để phòng, chống dịch hiệu quả.
Người đứng đầu Chính phủ cũng gợi mở một số biện pháp khác nhằm tách F0 ra khỏi cộng đồng, tổ chức điều trị hiệu quả. Ngoài chữa bệnh tại cơ sở y tế, chữa bệnh tại nhà, cần nghiên cứu chữa bệnh đảm bảo các yêu cầu về an toàn dịch bệnh, thuận lợi, đảm bảo môi trường...; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong phòng, chống COVID-19. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp thu các ý kiến, đề nghị của Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền xem xét, phù hợp với quy định.Trước mắt yêu cầu các ngành, cơ quan liên quan thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, toàn diện về tình hình dịch bệnh để người dân biết, hiểu; đồng thời hướng dẫn để người dân phòng, chống dịch hiệu quả; nghiên cứu quy định của Đảng, Nhà nước về chính sách cả về vật chất và tinh thần cho những người trên tuyến đầu chống dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Ban Dân vận, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục lắng nghe, nắm bắt tâm tư, tình cảm của hội viên, đoàn viên và nhân dân; ghi nhận những vấn đề nảy sinh tại cơ sở; tổng hợp và phối hợp với Chính phủ, các cấp chính quyền kịp thời chia sẻ, giải quyết. Trên tin thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công”; “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, Thủ tướng mong muốn Ban Dân vận, MTTQ các cấp và các thành viên kêu gọi, vận động, hướng dẫn người dân tích cực hơn nữa trong phòng, chống dịch COVID-19, vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đình chỉ công tác một giám đốc do thiếu trách nhiệm trong công tác chống dịch COVID-19
19:40' - 18/08/2021
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang cho biết đã triển khai quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Lê Văn Bé Chín.
-
Chuyển động DN
Trao tặng 6.000 quà cho người dân 6 tỉnh miền Nam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
19:37' - 18/08/2021
Từ ngày 18/8 đến ngày 3/9, Tập đoàn Viettel tổ chức chương trình “Đơn hàng thiết yếu 0 đồng” để trao tặng 6.000 phần quà cho người dân 6 tỉnh miền Nam bị hưởng dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngày 18/8, Hà Nội thêm 51 ca mắc COVID-19, chỉ có 1 ca ngoài cộng đồng
19:20' - 18/08/2021
Chiều 18/8, Hà Nội ghi nhận thêm 05 ca mắc mới, số mắc trong ngày là 51 ca.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến dịch COVID-19 ở Nhật Bản ngày càng đáng lo ngại
19:17' - 18/08/2021
Ngày 18/8, Nhật Bản đã ghi nhận thêm 23.917 ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc, con số cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản lên 1.207.309 ca.
-
Kinh tế & Xã hội
COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Nam Phi
19:08' - 18/08/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất tại Nam Phi, vượt xa hai căn bệnh gây chết người nhiều nhất trước đó ở nước này là lao phổi và đái tháo đường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.