Chuyên gia Nhật Bản lạc quan về triển vọng quan hệ Việt - Nhật
Đây là nhận định được ông đưa trong cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên TTXVN tại Tokyo trước thềm chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ ngày 27-30/11.
Tiến sĩ Shoji nhận định trong bối cảnh năm nay là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cũng như kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản, chuyến thăm là cơ hội để Thủ tướng Fumio Kishida và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tái khẳng định sức mạnh của quan hệ song phương và sự phát triển hơn nữa trong quan hệ song phương/đa phương.
Theo Tiến sĩ Shoji, người dân Nhật Bản coi Việt Nam là một địa điểm du lịch lý tưởng do vị trí địa lý gần gũi, với các điểm tham quan và nền ẩm thực hấp dẫn. Ông đánh giá Việt Nam là một nền kinh tế phát triển rất nhanh, con người tràn đầy năng lượng, cũng như bày tỏ vui mừng khi người Việt Nam có cảm giác thân quen với Nhật Bản và người Nhật Bản nhận thấy người Việt Nam rất gần gũi, đặc biệt khi hiện nay có rất nhiều người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản.
Cùng là quốc gia trong châu Á, ông nhận định rằng hai nước rất dễ hòa hợp, cảm giác thân thuộc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Nhật Bản hợp tác với Việt Nam.
Về thế mạnh trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Tiến sĩ Shoji khẳng định hai nước có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ song phương bền chặt nhờ sự gần gũi về mặt địa lý, sự đồng cảm về sắc tộc, sự bổ sung về kinh tế và các lợi ích chiến lược hội tụ.
Ông cho rằng thế mạnh đầu tiên là hợp tác kinh tế, nhấn mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực này đã có sự tiến triển vô cùng mạnh mẽ. Nhật Bản từ lâu đã coi trọng hợp tác kinh tế trong chính sách ngoại giao. Với tiềm lực kinh tế mạnh, Nhật Bản mong muốn phát huy lợi thế để tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Shoji nhấn mạnh an ninh cũng là một lĩnh vực hợp tác rất quan trọng. Ông nhận định hai bên có rất nhiều triển vọng để hợp tác trong lĩnh vực này.
Đánh giá về thách thức trong quan hệ song phương, Tiến sĩ Shoji cho rằng dù quan hệ hai nước đang tốt đẹp, song Việt Nam và Nhật Bản vẫn cần giải quyết một số vấn đề, bao gồm cả chính sách thực tập sinh kỹ thuật.
Ngoài ra, Nhật Bản và Việt Nam cần duy trì và làm sâu sắc thêm mối quan hệ bằng cách hợp tác nhiều hơn trong các lĩnh vực như kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và an ninh khu vực. Ông bày tỏ tin tưởng rằng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và an ninh của hai nước sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Shoji cũng lưu ý có nhiều vấn đề ảnh hưởng không chỉ đến Việt Nam và Nhật Bản, mà còn toàn thế giới, như biến đổi khí hậu. Mỗi quốc gia đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng khác nhau, chẳng hạn như môi trường.
Do đó, ông cho rằng Nhật Bản và Việt Nam nên hợp tác để cùng nhau giải quyết những vấn đề này và đây có thể là lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong thời gian tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi biển Việt Nam
18:41' - 25/11/2023
Phát triển nuôi biển đang tự phát rất rầm rộ. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành và địa phương phải vào cuộc sớm tránh sau này phải đi khắc phục hậu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa và cơ hội hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Vương quốc Anh
17:47' - 24/11/2023
Chiều 24/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Vương quốc Anh 2023”.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2023 mở ra nhiều cơ hội xúc tiến đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ
10:23' - 23/11/2023
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đánh giá tiềm năng hợp tác giữa hai nước là rất lớn, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cảng hàng không và cảng biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.