Chuyên gia Nhật Bản: Phán quyết của PCA có ý nghĩa lịch sử quan trọng
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Giáo sư Kurihara Hirohide - chuyên gia về quan hệ Việt-Trung tại Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Á-Phi, thuộc trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo – cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ở La Hay, Hà Lan (PCA) về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông mang ý nghĩa lịch sử quan trọng.
Theo Giáo sư Hirohide, việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông là hành động không thể chấp nhận được. Trung Quốc thường phân biệt “các nước có liên quan” và “các nước không liên quan” để ngăn cản các quốc gia mà Bắc Kinh gọi là “ngoài khu vực” như Mỹ, Nhật Bản,… can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Biển Đông là lộ trình hàng hải quốc tế quan trọng nên việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) ở thủ đô Ulan Bator vừa qua ở Mông Cổ là đúng đắn và cần thiết.
Về việc Tòa Trọng tài kết luận rằng không có cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, giáo sư Hirohide nhấn mạnh theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông sẽ không có tác dụng.
Mọi hòn đảo Trung Quốc xây dựng sẽ không được công nhận và không làm thay đổi được nguyên trạng của Biển Đông. Trung Quốc nói rằng Biển Đông là biển của Trung Quốc từ 2.000 năm trước, là chủ quyền có căn cứ lịch sử lâu đời, nhưng trên thực tế chính hành động bồi đắp xây dựng các cấu trúc nhân tạo ở Biển Đông đã phá vỡ lập luận của Trung Quốc về cái gọi là chủ quyền lịch sử, đồng thời chứng tỏ rằng hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông chỉ mới có từ vài chục năm nay và Bắc Kinh đang tìm cách áp đặt các yêu sách của mình tại vùng biển này.
Theo phán quyết của Tòa Trọng tài, các hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông đã phá hoại môi trường thiên nhiên ở vùng biển này.
Giáo sư Hirohide cũng nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc không chấp nhận và không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thể hiện thái độ không tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều đó sẽ khiến Bắc Kinh bị mất uy tín trên trường quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
19:24' - 18/07/2016
Ngày 18/7, TTXVN tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Khắc Cường bên lề ASEM 11.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia Đức: Phán quyết PCA giúp các bên tìm kiếm một giải pháp hoà bình
21:09' - 16/07/2016
Các bên liên quan đã không sử dụng phán quyết PCA để bảo vệ vị thế của mình một cách cực đoan, mà thay vào đó là những lời kêu gọi giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Tổng thống Mỹ Biden: Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế
13:37' - 16/07/2016
Bình luận trên tờ “Sydney Morning Herald” số ra ngày 16/7, Phó Tổng thống Biden nêu rõ Mỹ hy vọng Trung Quốc tuân theo những quy tắc quốc tế tương tự như các nước khác.
-
Kinh tế Thế giới
Philippines và Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA
19:51' - 15/07/2016
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay khẳng định nước này tôn trọng phán quyết về vấn đề Biển Đông mà Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) đưa ra hôm 12/7.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.