Chuyên gia nói gì về đề xuất đánh thuế TTĐB đối với điện thoại và mỹ phẩm?
Theo đó, UBND Tp. Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Tài chính có thể nghiên cứu, bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số loại hàng hóa, dịch vụ: Điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.
Đánh giá về đề xuất bổ sung đối tượng chịu thuế thu nhập đặc biệt đối với điện thoại di động, camera, mỹ phẩm và dịch vụ thẩm mỹ, giới chuyên gia cho rằng đây là đề xuất thiếu tính khoa học và thực tiễn. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng phải dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn thì mới thuyết phục được những người làm chính sách. Hơn nữa, những đề xuất này cần được số đông người dân chấp nhận được, chứ không thể đưa ra những ý tưởng “trên trời” như vậy. Theo vị chuyên gia kinh tế này, các quốc gia đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng có thể gây tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, đến thuần phong mỹ tục, văn hóa, đến môi trường để hạn chế sử dụng, hoặc không sử dụng những sản phẩm này. Một số quốc gia cũng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với một số loại hàng hóa đặc biệt mà những người có thu nhập cao trong xã hội mới có khả năng sử dụng để điều tiết thu nhập từ người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng giữa các thành phần trong xã hội. Ngoài ra, một số quốc gia đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng không cần thiết trong cuộc sống nhằm khuyến khích việc tiết kiệm thu nhập của người tiêu dùng, từ đó hướng nguồn thu nhập đến mục đích tốt hơn, có ích hơn. Trở lại đề xuất của UBND Tp. Hồ Chí Minh, ông Thịnh cho rằng, điện thoại di động và camera là bước phát triển cao của đời sống xã hội và đang là mục tiêu hướng đến của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Những sản phẩm này trở thành nhu cầu thông thường của mọi người, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, điện thoại di động đã trở thành vật bất li thân với hầu hết người dân Việt Nam. Người dân sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch khác nhau từ giao dịch tài chính, ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán hàng hóa trên mạng, trả tiền điện, nước... Rõ ràng, chúng ta muốn mở rộng cách mạng công nghệp 4.0, muốn phát triển trí tuệ thông minh thì việc người dân sử dụng điện thoại di động là việc quan trọng và cần thiết. Có thể thấy, điện thoại thông minh đã rất phổ biến đến cả các vùng nông thôn. Những nông dân có thể sử dụng điện thoại di động để biết nhiệt độ, độ ẩm không khí trong vườn, từ đó giúp ích cho việc chăm sóc cây trồng. “Chính vì vậy, theo tôi không nên đánh thuế vào điện thoại di động, vì đây là sản phẩm đại trà và là sản phẩm cần khuyến khích phát triển”, ông Thịnh nói. Tuy nhiên, theo ông Thịnh, nhìn ở góc độ không muốn khuyến khích người dân tiêu tốn vào việc không cần thiết, tiết kiệm thu nhập cá nhân để sử dụng vào việc có ích hơn thì cơ quan quản lý có thể xem xét đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số dòng điện thoại di động có giá trị cao. Tương tự, đối với mặt hàng nước hoa cũng đã trở nên thông dụng với tất cả mọi người, không chỉ với nữ giới, thậm chí nam giới cũng sử dụng. Rõ ràng không khuyến khích sử dụng là không hợp lý, vì đây là nhu cầu làm đẹp bản thân, làm xã hội đẹp hơn, đặc biệt là việc làm đẹp này phù hợp với mức thu nhập của người dân. Như vậy không nên đánh thuế đối với mỹ phẩm son phấn nước hoa. Tuy nhiên, có một số dịch vụ làm đẹp cao cấp, người tiêu dùng phải bỏ ra chi phí lớn, vượt quá mức sống và nhu cầu của đại bộ phận người dân, chúng ta cũng nên xem xét có một mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt, ông Thịnh đề xuất. Có quan điểm khá tương đồng, ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, việc mở rộng cơ sở tính thuế, hay mở rộng đối tượng thu thuế là điều nên làm. Tuy nhiên, không nên tăng thuế chỉ vì mục đích tăng thu ngân sách mà cần phải xem xét nhiều yếu tố khác. Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, điều chỉnh hành vi người tiêu dùng hạn chế sử dụng hàng hóa dịch vụ đấy. Việc mở rộng cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điện thoại, nước hoa, camera và các dịch vụ thẩm mỹ là không hợp lý. Rõ ràng là các sản phẩm này không gây hại nhiều đối với người tiêu dùng. Thực tế, chưa có công trình nào chứng minh các sản phẩm này gây hại. Ngược lại, các sản phẩm này có rất nhiều tác dụng cho nền kinh tế, kích thích tiêu dùng và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Đặc biệt, với nền kinh tế phát triển như hiện nay thì thông tin là tiền bạc, các thông tin cần nhanh. Chính vì vậy, việc đánh thuế vào các sản phẩm công nghệ như điện thoại sẽ làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển thanh toán online, nộp thuế điện tử, phát triển nền kinh tế số hóa... mà Chính phủ đang khuyến khích thực hiện. Có quan điểm không đồng tình với ý kiến đề xuất của UBND Tp. Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho rằng, mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào mặt hàng xa xỉ và hạn chế người dân tiêu dùng những mặt hàng không có lợi, điều tiết, phân phối lại thu nhập tầng lớp giàu có trong xã hội. Tuy nhiên, đối với camera giám sát và điện thoại di động thì tất cả người dân đều có nhu cầu sử dụng, nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào những mặt hàng mà người dân ai cũng cần là không hợp lý. Theo ông Nguyễn Thanh Hà, dù cơ quan quản lý mong muốn mở rộng nguồn thu để tăng thuế, nhưng thay vì mở rộng mặt hàng chịu thuế thu nhập đặc biệt, cơ quan quản lý nên kiểm soát nguồn thu, kiểm soát đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hiệu quả hơn. Vị luật sư này cho rằng, phần lớn mặt hàng xa xỉ như rượu, xì gà hoặc những hàng hóa thuộc đối tượng thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay nhà nước khó thu thuế, bởi vì những mặt hàng này là hàng xách tay rất nhiều nên không kiểm soát được. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh thì gợi mở, thay vì đánh thuế các mặt hàng như Tp. Hồ Chí Minh đề xuất, nên tăng thuế thu nhập đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá, vì đây là những mặt hàng gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, tác hại nhiều về mặt xã hội. Hơn nữa, hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia của Việt Nam vẫn thấp so với khu vực và thế giới. Trong khi đó, việc tiêu thụ rượu, bia ở Việt Nam rất lớn so với thế giới, nên cần phải có biện pháp hạn chế tiêu dùng những sản phẩm gây hại này./. Xem thêm:>>Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận: Cần giải pháp tổng thể
>>Xói mòn cơ sở thuế không còn là vấn đề của riêng một nền kinh tế
Tin liên quan
-
Tài chính
Giải ngân vốn quý đầu năm còn chậm
16:57' - 05/04/2019
Theo Bộ Tài chính, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn quý I đạt thấp khoảng 11% dự toán (cùng kỳ 2018 đạt 8,8% dự toán).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Khắc phục tình trạng "tham nhũng vặt"
17:40' - 10/01/2019
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh phát huy tinh thần văn hóa của ngành Thuế, khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, "tham nhũng vặt", làm xói mòn niềm tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2019
21:09' - 01/01/2019
Ngay ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2019), Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
-
Bất động sản
Tháo gỡ cho doanh nghiệp bất động sản khi áp dụng Nghị định 20
13:28' - 14/12/2018
Trong thực tiễn triển khai, Nghị định 20 đã nảy sinh nhiều bất cập, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội hiến kế ngăn chặn tình trạng chuyển giá ở Việt Nam
19:43' - 15/11/2018
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) cho rằng hiện tượng chuyển giá không chỉ xuất hiện ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà ngay doanh nghiệp trong nước cũng có tình trạng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Giới chuyên gia kêu gọi chính phủ hành động trước rủi ro kinh tế
09:03'
Chính phủ nước này cần nhanh chóng quyết định ngân sách bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang suy yếu và sẽ tiếp tục trì trệ cho dù cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol đã bị bãi nhiệm.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:21' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:20' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Các hiệp hội kinh tế Hàn Quốc kêu gọi ổn định chính trị, khôi phục kinh tế
12:34' - 05/04/2025
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đưa ra lời kêu gọi chấm dứt xung đột và tập trung nỗ lực vào việc ứng phó với các vấn đề kinh tế như cuộc chiến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do thuế quan
08:19' - 05/04/2025
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 4/4 đã ra thông báo đánh giá về nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang sau khi Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF đánh giá lại rủi ro từ thuế quan Mỹ với kinh tế thế giới
13:30' - 04/04/2025
IMF hiện đang đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế vĩ mô từ các biện pháp thuế quan mới được công bố.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc WTO: Thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 1% vì thuế quan mới của Mỹ
09:18' - 04/04/2025
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada tuyên bố áp thuế đối với ôtô của Mỹ
08:09' - 04/04/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế quan có mục tiêu đối với ôtô sản xuất tại Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế tư nhân - trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển
09:55' - 03/04/2025
Trong gần 40 năm Đổi mới, khu vực tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách và thúc đẩy sáng tạo.