Chuyên gia nước ngoài đánh giá cao cam kết chuyển đổi sang năng lượng sạch của Việt Nam
Chuyên gia về chính sách khí hậu của tổ chức khí hậu Climate Analytics, bà Claire Stockwell mới đây đã đánh giá cao việc Việt Nam ký Tuyên bố chuyển đổi từ điện than sang điện sạch tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa bế mạc tại Glasgow (Vương quốc Anh).
Bà Stockwell nhấn mạnh: "Việc Việt Nam thông qua thỏa thuận loại bỏ than là một bước phát triển đáng hoan nghênh". Bà cho rằng để hạn chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, than đá phải được loại bỏ dần khỏi ngành điện vào năm 2030 ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và trên toàn cầu vào năm 2040.
Tuy nhiên, điều quan trọng là việc chuyển đổi từ than đá cần chuyển sang năng lượng tái tạo chứ không phải chuyển sang khí đốt tự nhiên và việc loại bỏ hoàn toàn cần đạt được vào năm 2040 chứ không phải vào "những năm 2040".
Theo bà Stockwell, tuyên bố trên cho biết Việt Nam và một số quốc gia cam kết nhanh chóng mở rộng quy mô công nghệ và chính sách trong thập niên này để đạt được quá trình chuyển đổi từ sản xuất điện than vào những năm 2030 (hoặc càng sớm càng tốt) cho các nền kinh tế lớn và trong những năm 2040 (hoặc càng sớm càng tốt sau đó) trên toàn cầu.
Tuyên bố nêu rõ các nước sẽ ngừng cấp giấy phép cho các dự án phát điện chạy bằng than mà chưa có thỏa thuận tài chính, ngừng các kế hoạch xây dựng mới và chấm dứt hỗ trợ trực tiếp mới của chính phủ. Bà Stockwell cho biết tổ chức Climate Analytics đang trong quá trình đánh giá mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.
Hội nghị COP26 đã bế mạc ngày 13/11 với việc các bên thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow, theo đó tái khẳng định mục tiêu giới hạn sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp; kêu gọi việc "giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả".
Một trong những nội dung chính của Hội nghị COP26 là mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 cũng được nhiều lãnh đạo trên thế giới cam kết mạnh mẽ. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hội nghị COP26 đã chứng kiến nhiều cam kết của các nhà lãnh đạo toàn cầu nhằm chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. 105 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã cùng tham gia sự kiện công bố Cam kết giảm phát thải methane toàn cầu.
Việt Nam cũng tham gia sự kiện Hành động về rừng và sử dụng đất do Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì, hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng và suy thoái đất vào năm 2030, góp phần đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cũng thông qua đóng góp 19 tỷ USD vào quỹ công - tư, đầu tư vào bảo vệ và phục hồi rừng; thông qua kế hoạch đẩy lùi nạn phá rừng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị COP26 có đủ sức khép lại tương lai của than?
11:41' - 15/11/2021
47 nước đã ủng hộ “Tuyên bố toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch” tại COP26 nhưng sự thiếu vắng của các nước tiêu thụ than lớn của thế giới đã phủ bóng lên nỗ lực này.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia hoan nghênh các kết quả tích cực tại COP26
08:36' - 15/11/2021
Chính phủ Australia hoan nghênh việc thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
-
Kinh tế Thế giới
COP26 bế mạc với thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới
08:28' - 14/11/2021
Hội nghị COP26 đã bế mạc ngày 13/11 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris.
-
Kinh tế Thế giới
COP26 công bố dự thảo mới nhất về biến đổi khí hậu
18:30' - 13/11/2021
Dự thảo có tên Thỏa thuận biến đổi khí hậu (CMA) đưa ra kế hoạch nhằm thực hiện các cam kết tại Hiệp định Paris được thông qua tại COP21 ở thủ đô nước Pháp năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.