Chuyên gia Pháp: Kinh tế thế giới năm 2022 có nhiều rủi ro
Nhà kinh tế trưởng của Cơ quan bảo hiểm thương mại Pháp Coface, Jean-Christophe Caffet nhận định đại dịch COVID-19 cùng lạm phát gia tăng và tình trạng bất bình đẳng sẽ khiến 2022 trở thành một năm có nhiều rủi ro, nhưng không phải là không có hy vọng.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trả lời phỏng vấn nhật báo Les Echos số ra gần đây, chuyên gia Jean-Christophe Caffet cho rằng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch khiến thế giới phải đối mặt với lạm phát do khan hiếm nguồn cung, ngắt quãng chuỗi giá trị, khó khăn trong vận tải và logistic.
Năng lượng và thực phẩm là nguyên nhân khiến giá tiêu dùng tăng vọt. Tuy nhiên, theo ông, áp lực lạm phát sẽ chỉ là nhất thời và việc tăng giá sẽ chậm lại trong những tháng tới.
Cụ thể là giá dầu dự kiến cũng sẽ giảm do sản lượng của một số nước không thuộc Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Canada và Brazil tăng lên.
Thêm vào đó, sản lượng khai thác dầu đá phiến ở Mỹ cũng được đẩy mạnh. Do đó, giá một thùng dầu trong thời gian tới sẽ dao động quanh mức 100 USD và mức giá này có thể sẽ được duy trì trong một thời gian dài.
Về khí đốt, mùa Đông cũng sắp kết thúc ở châu Âu và tình hình dài hạn còn tùy thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột ở Ukne. Tuy nhiên, mối lo ngại sẽ chỉ tập trung vào mùa Đông nếu các quốc gia châu Âu, vốn phụ thuộc vào Nga về nguồn cung cấp khí đốt, không bổ sung kho dự trữ của họ trong thời gian tới.
Sự gián đoạn trong chuỗi giá trị cũng có tác động nhất định, khiến giá tiêu dùng tăng, tuy nhiên quãng thời gian tồi tệ nhất cũng đã qua đi, các công ty đã khôi phục kho hàng và hoạt động sẽ trở lại bình thường, trừ khi dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát khiến các nhà máy phải đóng cửa.
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng của Coface cho rằng do khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu và các cuộc xung đột ở nhiều nơi, chưa bao giờ rủi ro chính trị và xã hội trên thế giới lại cao đến như vậy.
Ở các nước phát triển hay nước công nghiệp tồn tại tâm lý mệt mỏi vì các biện pháp hạn chế, cảm giác xuống cấp của tầng lớp trung lưu do thu nhập thực tế luôn "giậm chân tại chỗ" từ 30 năm qua, lạm phát và giá cả leo thang, bất bình đẳng ngày càng tăng...
Ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo, dịch bệnh hoành hành, kinh tế đình trệ, thu nhập bình quân đầu người giảm, tỷ trọng chi tiêu cho thực phẩm và năng lượng tăng, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, chế độ tiền lương lại không được cải thiện, khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu ... Tất cả những yếu tố này tạo thành những nguyên nhân gây nên tâm lý bi quan, chán nản trong người dân và sự bất an trong xã hội.
Ở một số quốc gia như Maroc, Tunisia hoặc Thái Lan, nền kinh tế sẽ đặc biệt bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào du lịch và nhập khẩu phần lớn năng lượng tiêu thụ.
Các quốc gia khác như Rumania hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng trong tình trạng tương tự. Tình hình còn tồi tệ hơn ở một số nước nghèo như Sri Lanka, Bangladesh... Riêng đối với Trung Quốc, các cuộc khủng hoảng bất động sản và ngân hàng đang phải đối mặt không thể giải quyết ngay trong vài tháng tới được. Tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại sẽ có tác động đối với nền kinh tế thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mới chớm phục hồi, kinh tế thế giới lại gặp cú sốc lớn từ khủng hoảng Ukraine
21:28' - 25/02/2022
Căng thẳng giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra bất ổn khu vực mà còn có thể mang lại những hậu quả toàn cầu.
-
Tài chính
Giới chức tài chính G20 thảo luận các vấn đề ảnh hưởng tới kinh tế thế giới
11:55' - 17/02/2022
Các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ tranh luận về một loạt yếu tố tác động đến kinh tế toàn cầ tại cuộc họp bắt đầu vào 17/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:21' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:20' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Các hiệp hội kinh tế Hàn Quốc kêu gọi ổn định chính trị, khôi phục kinh tế
12:34' - 05/04/2025
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đưa ra lời kêu gọi chấm dứt xung đột và tập trung nỗ lực vào việc ứng phó với các vấn đề kinh tế như cuộc chiến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do thuế quan
08:19' - 05/04/2025
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 4/4 đã ra thông báo đánh giá về nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang sau khi Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF đánh giá lại rủi ro từ thuế quan Mỹ với kinh tế thế giới
13:30' - 04/04/2025
IMF hiện đang đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế vĩ mô từ các biện pháp thuế quan mới được công bố.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc WTO: Thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 1% vì thuế quan mới của Mỹ
09:18' - 04/04/2025
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada tuyên bố áp thuế đối với ôtô của Mỹ
08:09' - 04/04/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế quan có mục tiêu đối với ôtô sản xuất tại Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế tư nhân - trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển
09:55' - 03/04/2025
Trong gần 40 năm Đổi mới, khu vực tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách và thúc đẩy sáng tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép chính phủ đáp trả mức thuế quan của Mỹ
08:01' - 03/04/2025
Hạ viện Brazil đã thông qua luật cho phép Chính phủ của Tổng thống Lula da Silva được đưa ra các biện pháp trả đũa đối với quyết định thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Trump.